Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Chúng ta có thói quen tra cứu trên Google và thường xem kết quả đầu tiên tìm được mà không đào sâu vào độ tin cậy của thông tin.

Theo Cynthia Borja, trưởng nhóm tại tổ chức The Decision Lab – nơi các chuyên gia nghiên cứu cách mọi người ra quyết định, việc phụ thuộc vào công cụ tìm kiếm sẽ nảy sinh bẫy tâm lý được gọi là "thiên kiến sẵn có". Tâm lý này cho rằng những thông tin dễ tiếp cận nhất là thông tin xác thực nhất.

Tuy nhiên, thuật toán của Google đôi khi hiển thị các nguồn tin không đáng tin cậy, thậm chí gây hiểu lầm. Kết quả bạn nhìn thấy đầu tiên không nhất thiết là kết quả chính xác nhất.

Theo Borja, nếu không dùng lăng kính phản biện và bảo đảm kiểm tra thêm một nguồn khác, bạn đang tiếp nhận thông tin từ một góc độ duy nhất.

Để tránh bẫy tâm lý thiên kiến sẵn có, Borja khuyến nghị mọi người tham khảo nhiều nguồn khác nhau. "Tôi không bao giờ chỉ xem một trang và sử dụng giải pháp tại đó. Tôi thường tìm kiếm trên một trang của trường đại học, rồi tìm tiếp trên một trang của tổ chức phi lợi nhuận", cô chia sẻ.

Chẳng hạn, bạn đang tìm "mẹo tăng cơ nhanh" và bắt gặp một nghiên cứu. Hãy so sánh kết luận của nó với một nguồn khác và xem ai là người tài trợ cho nghiên cứu đó. Ngay cả khi đang đọc một ấn phẩm uy tín, bạn cũng nên kiểm tra các nguồn mà họ trích dẫn có đúng hay không.

Trong khi đó, Beth Goldberg – một giám đốc Google – chia sẻ mẹo để phát hiện thông tin sai sự thật. Đó là luyện tập "đọc ngang". Để xác minh thông tin đang đọc trên mạng, bạn có thể mở nhiều tab để tham khảo các nguồn bổ sung và đánh giá độ tin cậy của tác giả, tổ chức, website xuất bản thông tin. Nhờ vậy, bạn sẽ biết được điều đang đọc ở tab đầu tiên có uy tín hay không.

Nếu có thời gian, hãy tìm thêm các nguồn bên ngoài Internet. "Thư viện và sách vẫn có giá trị. Vẫn có những cách để tìm kiếm thông tin để bạn trở thành nạn nhân của thuật toán Google", Borja nói. "Google là một công cụ hữu dụng nhưng nếu muốn nếu tốt cho quá trình tư duy, đừng quá lệ thuộc vào nó".

vnexpress.net

Đọc thêm

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

Tư duy sai nghĩa là bạn nhìn thế giới qua lăng kính của sự khan hiếm và thiếu thốn, không thấy được sự phong phú và những cơ hội xung quanh mình.
Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.