Bệnh nhân đầu tiên xuất viện sau khi mắc Covid-19 tại tỉnh Gia Lai dương tính trở lại sau 7 ngày. Ngành y tế đã đưa bệnh nhân này cùng các trường hợp F1 đi cách ly.
Kết quả xét nghiệm của bệnh nhân 1696 dương tính với SARS-CoV-2 trở lại sau 7 ngày ra viện. Ảnh: Báo Gia Lai
Sáng 28/2, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Gia Lai cho biết địa phương đã ghi nhận kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 trở lại sau 7 ngày đối với bệnh nhân 1696 (ngụ tổ 4, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa).
Bệnh nhân 1696 là trường hợp đầu tiên xuất viện ngày 21/2, trước đó người này cách ly điều trị tại Trung tâm Y tế thị xã Ayun Pa.
Hiện tại, bệnh nhân 1696 cùng chồng và con được chuyển đến Bệnh viện Dã chiến tỉnh Gia Lai để cách ly, điều trị. Cơ quan chức năng thị xã Ayun Pa đã phong tỏa diện hẹp đối với khu phố xung quanh và nhà của bệnh nhân 1696 tại tổ 4, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa.
Ngành y tế cũng khoanh vùng, thống kê, lấy mẫu và cách ly tập trung đối với toàn bộ F1; thực hiện ly tại nhà đối với F2; huy động lực lượng y tế và quân sự phun thuốc khử trùng, diệt khuẩn tại khu vực phong toả.
Trước đó, từ 0h ngày 25/2, thị xã Ayun Pa và các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa đã dỡ bỏ giãn cách sau 14 ngày không có ca bệnh mới.
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Gia Lai, trong số 27 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 tại 4 địa phương trên có 7 ca đã xuất viện, 20 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện dã chiến. Đa số bệnh nhân sức khoẻ ổn định, nhiều người âm tính lần 2, lần 3.
Tỉnh Gia Lai xác định nguồn lây nhiễm của 27 trường hợp trên là từ bệnh nhân 1612 (ngụ thị xã Ayun Pa - chủng B117), liên quan đến ổ dịch TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cảnh báo, thời tiết nóng gắt cộng thêm việc sinh hoạt không điều độ sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ đột quỵ, nhất là đối với người trẻ.
Đã qua cao điểm dịch cúm nhưng vẫn còn không ít người dân Hà Tĩnh phải nhập viện do chủ quan. Đây cũng là điều đáng lo ngại trước nguy cơ tái bùng phát dịch COVID-19 hiện nay.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu xây dựng lộ trình miễn viện phí toàn dân, trước mắt ưu tiên trẻ em và chuyển trọng tâm từ chữa bệnh sang chăm sóc sức khỏe.
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh khuyến cáo, do vẫn có nhiều người từ vùng dịch nhập cảnh trở về trên địa bàn nên người dân không chủ quan với dịch COVID-19.
Bộ Y tế xây dựng lộ trình cơ bản đến năm 2030 triển khai khám sức khỏe định kỳ và tiến tới miễn viện phí, có thể áp dụng đầu tiên với người nghèo, người già.
Tháng 3/2023, trong lúc ra vườn, bà cụ ở Đức Thọ (Hà Tĩnh) chẳng may ngã trúng gốc cây tro rồi bị chảy máu vùng ngực sau bên phải, vừa đây mới biết có dị vật bên trong.
Bộ Y tế thông tin, tình hình dịch COVID-19 trong nước đang có xu hướng tăng nhẹ trong ba tuần gần đây, người dân cần có biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Do nguồn máu thiếu hụt nghiêm trọng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh kêu gọi người dân tình nguyện tham gia hiến máu để góp phần hỗ trợ công tác cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Dương Tất Thắng đề nghị các đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu giải pháp phù hợp để thực hiện lộ trình chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, đáp ứng thời gian theo chỉ đạo của Chính phủ, tạo thuận lợi cho người dân khám chữa bệnh.
Sáng 14-5, Bộ Y tế đã có thông tin tới báo chí về tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và tại Việt Nam sau khi có thông tin dịch bệnh nguy hiểm này đang tái bùng phát tại một số quốc gia.
Tại vỉa hè hay ở khu vực chợ truyền thống, các loại thức ăn chế biến sẵn được bày bán đủ loại nhưng hầu như không được che đậy; nhiều món ăn chín được đặt cạnh đồ ăn sống không đảm bảo vệ sinh...
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cử thêm 4 bác sỹ về trực tiếp thăm khám, điều trị cho bệnh nhân và hỗ trợ chuyên môn cho các y, bác sỹ ở một số cơ sở y tế Hà Tĩnh.
Ngành Y tế Hà Tĩnh khuyến cáo, người dân cần đến các cơ sở bán thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe được cấp phép để mua, không mua các sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Điều dưỡng được coi là một “mắt xích” quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Và, ở những nơi đặc biệt của ngành Y tế Hà Tĩnh, đội ngũ điều dưỡng viên như phương thuốc kỳ diệu.
Với tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, hơn 250 đoàn viên, thanh niên đã sôi nổi tham gia ngày hội hiến máu của Đoàn Thanh niên UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Theo bác sỹ Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), trường hợp dây rốn quấn cổ khá phổ biến trong 3 tháng cuối của thai kỳ, tuy nhiên quấn 5 vòng lại là trường hợp khá hiếm gặp.
Trong suốt chặng đường phát triển của ngành Y tế Hà Tĩnh, đội ngũ điều dưỡng là "người đồng hành" tin cậy của bệnh nhân, cánh tay đắc lực của các bác sỹ trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.
Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh nhận định, khí máu của bệnh nhân có tình trạng toan chuyển hóa nặng do uống rượu.
Bệnh viện quốc tế Vinh vừa công bố tên gọi mới: Bệnh viện Hoàn Mỹ Vinh (thuộc Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ) - nằm trên địa bàn phường Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An.
Ngành y tế đang lấy ý kiến sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), nhằm tiến tới cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh miễn phí cho toàn dân, theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Cần mẫn với vai trò tuyên truyền viên, tích cực đưa chính sách dân số đến gần người dân, song mức phụ cấp dành cho cộng tác viên dân số ở Hà Tĩnh vẫn chưa tương xứng.
Chính sách tinh giản biên chế không áp dụng cứng nhắc với viên chức ngành giáo dục, y tế, nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của các đơn vị cung cấp dịch vụ công thiết yếu.
Ngứa da, nổi mề đay, khó thở, viêm mũi kéo dài… thường bị nhiều người xem là do dị ứng thời tiết hoặc da nhạy cảm và tự điều trị bằng thuốc tự mua hoặc mẹo dân gian.
Ngành Y tế Hà Tĩnh cảnh báo, thời tiết nắng nóng sẽ có nguy cơ xảy ra một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đòi hỏi người dân không được chủ quan, lơ là.