Bộ KH&ĐT đốc thúc nghiên cứu làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam 200 km/giờ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải về bổ sung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, trong đó đề nghị nghiên cứu phương án 200 km/giờ.

Bộ KH&ĐT cho rằng, phương án lựa chọn làm tuyến đường sắt tốc độ cao trên 350 km/giờ (đang chủ yếu được Nhật Bản, Pháp hay Trung Quốc xây dựng) sẽ cạnh tranh với hàng không. Tuy nhiên, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao này mà không sử dụng để khai thác tàu hàng sẽ khó có hiệu quả.

Trước đó, Bộ GTVT đã đưa ra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam với kịch bản 2 (nâng cấp tuyến đường sắt hiện tại thành đường đôi khổ 1,435 m, điện khí hóa khai thác chung tàu khách với tàu hàng có tốc độ 200 km/giờ).

Bộ KH&ĐT đốc thúc nghiên cứu làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam 200 km/giờ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị đưa phương án xây dựng đường sắt Bắc Nam tốc độ cao, tốc độ 200km/giờ vào nghiên cứu tiền khả thi (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, nếu phương án sửa chữa đường cũ hiện hành, khối lượng giải phóng mặt bằng (GPMB) rất lớn, bởi đi qua nhiều khu đô thị, dân cư, tác động nhiều đến xã hội, chi phí đầu tư 40 tỷ USD.

Phương án xây đường mới, không phải giải phóng mặt bằng lớn, nhưng vẫn giữ 200 km/giờ lại không được Bộ GTVT đưa ra làm phương pháp so sánh.

Bộ KH&ĐT đề nghị Bộ GTVT bổ sung phương án đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vận hành tải hành khách, hàng hóa với dải tốc độ từ 160 km/giờ đến dưới 200 km/giờ, gửi về Bộ KH-ĐT trước ngày 22/2 để có đủ tư liệu các phương án cho tư vấn nghiên cứu, xem xét.

Trước đó, năm 2019, Bộ GTVT đã trình Chính phủ các phương án xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao với tổng mức đầu tư với khoảng trên 58 tỷ USD, phân 2 kỳ đầu tư và đặc biệt là tốc độ tàu chạy trên 350km/giờ giống như tàu điện cao tốc tại Trung Quốc, Nhật, Pháp và Đức.

Tuy nhiên, trả lời báo Dân trí trước đó, rất nhiều chuyên gia như Phạm Chi Lan, Lê Đăng Doanh, hay giáo sư Việt tại Nhật là ông Trần Văn Thọ, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT Lã Ngọc Khuê đều cho rằng, phương án xây dựng đường sắt cao tốc 350km/giờ với chi phí khủng gần 60 tỷ USD là không hiệu quả.

Nhiều nhận định của các chuyên gia cho rằng, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao có số vốn lớn, khó có thể cạnh tranh với đường hàng không nếu như mục đích của tuyến đường chỉ chở hàng hóa, hành khách. Bên cạnh đó, quá trình xây dựng dự án được phân 2 kỳ, cách nhau 20 năm sẽ khiến dự án đội vốn lớn, phụ thuộc vào bên cho vay dự án.

Đặc biệt, việc lan tỏa dự án đường sắt tốc độ cao được cho là kém hiệu quả hơn so với các tuyến đường bộ hoặc đầu tư cảng biển, hàng không. Đáng chú ý, kiểu khí hậu, địa hình khắc nghiệt của Việt Nam thường xuyên xảy ra lũ bảo, việc sửa chữa, khắc phục tuyến đường sẽ phụ thuộc lớn vào nhà thầu nước ngoài, trong khi Việt Nam không có kinh nghiệm, sẽ khiến nền kinh tế trở nên phụ thuộc nước ngoài.

Theo Dân trí

Đọc thêm

Linh hoạt vận hành phát điện trong mùa cao điểm

Linh hoạt vận hành phát điện trong mùa cao điểm

Trước tình hình phụ tải điện tăng cao trong mùa nắng nóng, các nhà máy sản xuất điện ở Hà Tĩnh đã chủ động triển khai các giải pháp vận hành hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Dồn sức những công đoạn cuối dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Dồn sức những công đoạn cuối dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Sau thời gian thi công, đến nay, Dự án đường bộ Cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn Hà Tĩnh cơ bản hoàn thành. Các nhà thầu đang gấp rút thi công những hạng mục cuối cùng để ngày 19/4 thông xe kỹ thuật theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây Dựng.
Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Đại diện Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) lý giải cụ thể về việc một lượng lớn sản phẩm sữa giả "tuồn" ra thị trường trong thời gian dài mà không bị phát hiện. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 17/4 của Báo Hà Tĩnh.
Hải sản dồi dào trước mùa du lịch biển

Hải sản Hà Tĩnh dồi dào đón mùa du lịch biển

Những ngày qua, thời tiết khá thuận lợi cho hoạt động đánh bắt hải sản. Hải sản dồi dào, giá bán tăng khá nên ngư dân phấn khởi vươn khơi, bám biển. Đặc biệt, hiện nay đang chuẩn bị bước vào mùa du lịch biển nên sức tiêu thụ các loại hải sản cũng bắt đầu tăng.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh: “Để về đích mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025, đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị lớn đang đặt ra, cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp Hà Tĩnh cùng đồng lòng, quyết tâm, nỗ lực khai thác tối đa mọi cơ hội...”.