(Baohatinh.vn) - Vào mùa mưa bão, tình trạng sạt lở bờ sông Lam ở thị trấn Xuân An (Nghi Xuân) vẫn tiếp tục diễn ra khiến hàng trăm hộ dân trước nguy cơ mất đất sản xuất nông nghiệp.
Theo phản ánh của các hộ dân ở các tổ dân phố: 8A, 8B và 9 (thị trấn Xuân An), bờ sông Lam đã và đang tiếp tục bị sạt lở nghiêm trọng, xâm thực phần lớn diện tích đất canh tác của hàng trăm hộ dân nơi đây. Ông Nguyễn Văn Hưng - Tổ trưởng tổ dân phố (TDP) 8A cho biết: Cách đây chừng 10 năm, tại khu vực này dòng sông Lam chỉ rộng khoảng 100 m, nay đã mở rộng hơn 500 m. Ghi nhận tại đây, tình trạng sạt lở bờ sông có chiều dài khoảng 800m, lấn sâu vào diện tích sản xuất hoa màu của hàng trăm hộ dân nơi đây. Bờ sông bị “hà bá” nuốt chửng tạo “hàm ếch” sâu nham nhở.
Sạt lở cũng làm bật gốc cây cổ thụ. Qua tìm hiểu, vùng đất này có hàng trăm hộ dân thâm canh cây lạc, ngô, vừng của 3 tổ dân phố. Nhờ đất bồi phù sa nên mang lại năng suất, sản lượng cao cho người dân canh tác. Theo người dân ở đây, cả 3 tổ dân phố có khoảng 250 hộ dân mất từ 40 – 60% diện tích đất sản xuất do bờ sông sạt lở.
"Trước đây, gia đình tôi có 2 sào đất nông nghiệp nằm sát bờ sông Lam. Do bờ sông bị sạt lở, hơn 1 sào đất canh tác đã bị cuốn trôi. Tình trạng sạt lở vẫn đang tiếp diễn, không chỉ gia đình tôi mà nhiều hộ đang đứng trước nguy cơ mất dần đất sản xuất. Chúng tôi mong muốn các cấp chính quyền quan tâm xây dựng kè bờ sông để người dân yên tâm" - ông Trần Đình Ái ở TDP 9 chia sẻ. Theo ông Hồ Ngọc Vĩnh – cán bộ địa chính, xây dựng thị trấn Xuân An, tình trạng sạt lở đất ở bờ sông Lam xảy ra từ nhiều năm nay và ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân cũng đã nhiều lần phản ánh lên các cấp chính quyền nhưng hiện vẫn chưa có giải pháp xử lý, khắc phục.
Sau khi nhận được phản ảnh của người dân, gần đây huyện Nghi Xuân đã chỉ đạo Phòng NN&PTNT phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra thực địa các đoạn sạt lở đất. Qua kiểm tra, thực trạng phía ngoài đê hữu sông Lam nhiều đoạn bị bồi lở, ảnh hưởng đến đất sản xuất. Để đảm bảo ổn định sản xuất, hiện các phòng chuyên môn đang tiến hành kiểm tra đánh giá chi tiết, đồng thời đề xuất các phương án, giải pháp xử lý.
Ông Trịnh Quang Luật – Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân.
Những năm qua, Trường THPT Hương Sơn (Hà Tĩnh) luôn duy trì vị trí tốp 10 khối THPT không chuyên về chất lượng giáo dục đại trà và tỷ lệ học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi của ngành GD&ĐT Hà Tĩnh.
Không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc (Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang làm tốt sứ mệnh chăm sóc sức khỏe, giành giật sự sống cho bệnh nhân.
Gần 60 đại học công bố xét tuyển học bạ, dùng cả điểm lớp 12 hoặc kết hợp với tiêu chí khác, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến siết phương thức này.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh đã tăng cường phối hợp, kết nối, tư vấn, giới thiệu để giải quyết việc làm cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Các đoàn viên, thanh niên và người lao động Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được các doanh nghiệp tư vấn nghề nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm trong nước và nước ngoài phù hợp.
Việc thực hiện tốt công tác dân số sau sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Tĩnh góp phần ổn định, nâng cao chất lượng dân số, tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm do virus cúm tấn công hệ hô hấp của người bệnh. Người mắc phải thường sẽ tự khỏi nhưng đôi khi cúm và các biến chứng của nó cũng có thể gây tử vong.
Nhiều ý kiến thắc mắc quy định 'giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường' trong thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cuối tuần qua, lễ trao giải mùa đầu tiên của Cuộc thi Gửi tương lai Xanh 2050 đã vinh danh 216 cá nhân và 20 tập thể xuất sắc nhất, với các sáng kiến ấn tượng về môi trường và phát triển bền vững.
Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ, nhân viên ngành Y tế Hà Tĩnh nguyện hứa tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, xây dựng đội ngũ thầy thuốc “vừa hồng vừa chuyên”, thực hiện tốt sứ mệnh công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
Giữa muôn trùng biển khơi, các thầy giáo nơi huyện đảo Trường Sa vẫn ngày đêm cần mẫn trên từng trang giáo án. Những bài giảng của thầy đã bồi đắp thêm kiến thức, niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước cho những mầm non nơi biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Ngay khi Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực, các trường học ở Hà Tĩnh đã thực hiện nghiêm túc và linh hoạt điều chỉnh kế hoạch dạy học.
Với việc tiên phong áp dụng các kỹ thuật mới trong khám chữa bệnh, bác sỹ Lê Huyền Anh - Phó trưởng Khoa Điều trị theo yêu cầu, BVĐK Hà Tĩnh đã góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Bộ Nội vụ cho biết đang xây dựng Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về xây dựng chính sách vượt trội đối với chuyên gia cao cấp tại các cơ quan tham mưu ở Trung ương.
Việc khai trương Trung tâm Can thiệp tim mạch, đánh dấu bước đột phá trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tim mạch của Bệnh viện đa khoa TTH Hà Tĩnh, đồng thời mang đến nhiều cơ hội điều trị tiên tiến cho cộng đồng.
Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, quy định rằng giáo viên không được dạy thêm có thu tiền cho học sinh mà họ đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Trong 2 năm, em Nguyễn Thị Thu Hiền - học sinh lớp 12 Địa, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh đã giành 2 giải nhất Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia, trở thành niềm tự hào của miền quê xứ Cẩm.
Những thành tích mà Trần Minh Hoàng đạt được là niềm tự hào của Hà Tĩnh, thắp sáng thêm truyền thống hiếu học của quê hương và khơi dậy động lực để học sinh tỉnh nhà vươn lên trong học tập.
Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, bắt đầu từ năm 2025 các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ có 6 điểm mới.