Cách hấp gà bằng muối hạt cực mềm và ngọt thịt, ông xã đi đâu cũng muốn về

Muốn có món gà hấp ngon, bạn hãy thử áp dụng công thức đơn giản dưới đây.

Nguyên liệu

- Một con gà: 1,5kg đổ lại là ngon nhất

- Sả: 6 tẻ

- Lá chanh: 5 lá

- Một mớ rau răm

- Tỏi: 3 tép

- Hành củ tím: 3 củ

- Muối hạt to: 800gr

- Gia vị: bột nêm, hạt tiêu.

- Giấy bạc (có thể bỏ qua nếu không có)

- Nồi đế dày

Cách làm

Cách hấp gà bằng muối hạt cực mềm và ngọt thịt, ông xã đi đâu cũng muốn về

- Gà xát muối và gừng bên trong và bên ngoài, rửa sạch để ráo. Rửa bằng muối và gừng sẽ làm cho gà bớt mùi hôi.

- Rau răm, lá chanh rửa sạch

- Sả bóc lớp vỏ bên ngoài, cắt bớt phần ngọn.

- Hành tím, tỏi băm nhỏ, trộn với 1 thìa cà phê bột nêm + 1/2 thìa cà phê hạt tiêu bắc (cách ướp này để gà sau khi hấp xong sẽ có vị đậm đà hơn)

Cách hấp gà bằng muối hạt cực mềm và ngọt thịt, ông xã đi đâu cũng muốn về

- Lót một lớp giấy bạc xuống đáy nồi (nếu không có giấy bạc thì bỏ qua bước này). Đổ một lớp muối hạt lên lớp giấy bạc, phủ kín đáy nồi. Đập dập các nhánh sả xếp đều lên lớp muối hạt, xen kẽ là rau răm, lá chanh (để lại một ít xả, rau răm, lá chanh lát phủ lên mình gà).

- Dùng hỗn hợp tỏi, hành tím băm trộn với hạt tiêu và bột nêm, xát đều lên mình gà cả bên trong và bên ngoài.

Cách hấp gà bằng muối hạt cực mềm và ngọt thịt, ông xã đi đâu cũng muốn về

- Đặt gà trên lớp muối và các gia vị khác, đậy vung, để lửa trung bình hấp trong 30-40 phút tuỳ gà to hay bé. Trong quá trình hấp không mở vung vì cách hấp này giúp gà chín bằng hơi nóng của muối. Và chú ý không được cho nước vào nồi.

- Muốn gà có màu đẹp pha mỡ gà với chút bột nghệ hoặc nước cốt nghệ tươi xát đều lên mình gà sẽ bóng vàng đẹp.

Theo emdep.vn

Đọc thêm

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Những người không nên ăn bưởi

Những người không nên ăn bưởi

Bưởi là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn bưởi.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.
Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Thịt gà, nước ép rau củ cung cấp nước, còn tỏi, gừng chứa hợp chất chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện triệu chứng và nhanh khỏi bệnh cúm.
Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Thời tiết lạnh kéo dài trong khi năm mới là dịp đoàn tụ với nhiều tiệc tùng tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm, số ca bệnh tăng cao.