Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh tình nguyện ở lại, quyết tâm “hết dịch mới về”!

(Baohatinh.vn) - 29 bệnh nhân đã được ra viện và những ca bệnh mới về từ miền Nam tiếp tục vào điều trị ở Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Nhiều cán bộ, nhân viên y tế nơi đây tiếp tục tình nguyện ở lại với quyết tâm “hết dịch mới về”.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh tình nguyện ở lại, quyết tâm “hết dịch mới về”!

Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh bắt đầu vận hành bộ máy mới từ ngày 14/6 với nhiệm vụ đặc biệt - điều trị bệnh nhân COVID-19.

Vừa mới tuyển dụng, kiện toàn đội ngũ vào giữa tháng 5/2021, vì vậy, khi bắt tay tiếp nhận cơ sở vật chất với nhiệm vụ chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19 (từ ngày 14/6), Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh gặp rất nhiều khó khăn về nguồn nhân lực.

Khu tiếp nhận, điều trị bệnh nhân của trung tâm hiện có 48 cán bộ, nhân viên, trong đó ở vòng trong (khu trực tiếp, điều trị bệnh nhân) có 33 bác sỹ, điều dưỡng, hộ lý, nhân viên khử khuẩn và vòng ngoài (khu vực gián tiếp, làm nhiệm vụ hậu cần) có 13 người.

Ở vòng trong, các cán bộ y tế đối mặt trực tiếp với nguy cơ nhiễm bệnh, áp lực công việc lớn nên sau mỗi đợt điều trị 21 ngày và cách ly 14 ngày, họ được trở về gia đình (cách ly tại nhà), nghỉ ngơi 14 ngày, sau đó mới quay lại khu điều trị tiếp tục nhiệm vụ đợt mới.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh tình nguyện ở lại, quyết tâm “hết dịch mới về”!

Cán bộ, nhân viên Tổ dược chuẩn bị thuốc, vật tư y tế để chuyển vào khu vực trực tiếp điều trị.

Còn vòng ngoài, do nhân lực của Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh còn thiếu nên những cán bộ làm việc ở đây không được thay ca, không có ngày nghỉ. Với họ, chỉ khi nào hết dịch mới trở về nhà.

13 cán bộ, nhân viên ở vòng ngoài hầu hết có tuổi đời còn trẻ và phần lớn mới được tuyển dụng vào làm việc ở Trung tâm Y tế huyện. Ngay từ đầu, họ đã xác định đến với tuyến đầu chống dịch là sẽ bám trụ đến cùng.

Bởi vậy, dù nam hay nữ, dù đã có gia đình hay chưa, tất cả đều nhiệt huyết với tinh thần tuổi trẻ xung kích, tận tâm, tận lực. Với 3 tổ: hậu cần, dược và xét nghiệm, hằng ngày, đặc biệt là khi số lượng bệnh nhân tăng lên, họ phải đảm nhận một lượng công việc không hề nhỏ, từ thực hiện thủ tục hành chính, chuẩn bị vật tư y tế, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm phục vụ cho bệnh nhân đang điều trị và các cán bộ, nhân viên ở vòng trong…

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh tình nguyện ở lại, quyết tâm “hết dịch mới về”!

Chị Nguyễn Thu Hằng và Hoàng Thị Mỹ Linh tuân thủ nghiêm quy trình xét nghiệm cho bệnh nhân COVID-19.

Ở Tổ xét nghiệm chỉ có 2 nữ cán bộ trẻ Nguyễn Thu Hằng (SN 1997) và Hoàng Thị Mỹ Linh (SN 1998) là nhân viên Khoa Cận lâm sàng, đều chưa có gia đình nên thuận lợi hơn khi chấp nhận “nằm vùng” hẳn trong khu tiếp nhận, điều trị bệnh nhân COVID-19.

Chia sẻ qua điện thoại, Tổ trưởng Nguyễn Thu Hằng chia sẻ: “Khác với các bệnh nhân thông thường, các mẫu xét nghiệm của bệnh nhân COVID-19 đòi hỏi phải thực hiện quy trình khử khuẩn hết sức nghiêm ngặt. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bản thân nói riêng, đơn vị và cộng đồng nói chung, chúng tôi hết sức tập trung, thực hiện việc bảo hộ và tuân thủ các quy định khử khuẩn”.

Hiện nay, nhân lực của Khoa Cận lâm sàng còn hạn chế, đội ngũ cán bộ xét nghiệm ở Trung tâm Y tế huyện đều đang dồn sức cho công tác chống dịch trong cộng đồng nên cả Hằng và Linh đều xác định sẽ ở lại làm nhiệm vụ trong khu điều trị này cho đến lúc hết bệnh nhân COVID-19 thì mới trở về.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh tình nguyện ở lại, quyết tâm “hết dịch mới về”!

Nhân viên Tổ hậu cần nỗ lực đảm bảo các điều kiện chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân và cán bộ, nhân viên y tế ở vòng trong.

Ở Tổ dược và Tổ hậu cần, nhiều cán bộ, nhân viên có con nhỏ, phải gửi cho ông bà chăm sóc, tiên phong đầu quân và bám trụ nơi tuyến đầu chống dịch mà chưa dám hẹn với gia đình ngày đoàn tụ. Trong số đó, các chị Lương Thị Thúy, Lê Thị Bình và Võ Thị Bưởi là những người phải gửi con nhỏ cho ông bà để mẹ nhận nhiệm vụ đặc biệt.

Chị Lương Thị Thúy chia sẻ: “May ông bà còn khỏe, vừa chăm con giúp, vừa thường xuyên động viên chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ. Buổi trưa, buổi tối, tranh thủ thời gian rãnh rỗi, cả nhà lại được gặp nhau trên zalo nên tôi cũng đỡ nhớ nhà, nhớ con và yên tâm hơn”.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh tình nguyện ở lại, quyết tâm “hết dịch mới về”!

Những lá thư cảm ơn của bệnh nhân là niềm vui, động lực để cán bộ, nhân viên trong khu điều trị bệnh nhân COVID-19 ở Kỳ Anh nỗ lực vượt khó, hoàn thành nhiệm vụ.

Tổ trưởng Tổ hậu cần Hoàng Tuấn Anh cho biết: “Các bệnh nhân vào điều trị với nhiều độ tuổi khác nhau nên những người làm công tác hậu cần cần nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của mỗi bệnh nhân. Có như vậy mới có thể đáp ứng được tốt nhất về bữa ăn và các nhu yếu phẩm cần thiết khác để họ có đủ sức khỏe và yên tâm điều trị. Chúng tôi rất vui khi bệnh nhân ra viện đều bày tỏ lòng cảm ơn đến các y, bác sỹ cũng như sự phục vụ, hỗ trợ của lực lượng hậu cần trong quá trình dài cách ly, điều trị”.

Công việc hành chính, hậu cần cho vòng trong dù không nhiều áp lực nhưng trong giai đoạn mới vận hành khu điều trị cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự kiên trì, nỗ lực, đoàn kết và chia sẻ lẫn nhau của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây đã giúp các tổ từng bước vận hành trôi chảy công việc.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh tình nguyện ở lại, quyết tâm “hết dịch mới về”!

Buổi giao ban của cán bộ, nhân viên khu tiếp nhận, điều trị bệnh nhân COVID-19 của Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh.

Cùng với lực lượng thầm lặng vòng ngoài, ở vòng trong, các bác sỹ, điều dưỡng đã vào đợt điều trị thứ 3, mỗi đợt có 12 bác sỹ, điều dưỡng, hộ lý, làm việc liên tục 21 ngày.

Trong điều kiện khối lượng công việc phòng chống dịch cộng đồng lớn, để hạn chế điều động nhân lực từ bên ngoài vào khu điều trị, trong đợt điều trị thứ 3 này, nhiều bác sỹ, điều dưỡng đã xung phong vào nhận nhiệm vụ sớm hơn so với quy định. Bác sỹ Nguyễn Văn Lượng và 2 điều dưỡng Hà Thị Uyên, Nguyễn Thị Thanh đã tự nguyện rút ngắn 9 ngày nghỉ theo quy định để trở lại với công việc điều trị bệnh nhân.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đã hoàn thành đợt điều trị và tạm thời chưa tiếp nhận bệnh nhân mới. Còn Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh vẫn tiếp tục tiếp nhận các ca bệnh từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam trở về.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh tình nguyện ở lại, quyết tâm “hết dịch mới về”!

Đến nay, tại Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh có 29 bệnh nhân đã được ra viện, trở về cách ly tại nhà.

Bác sỹ Hồ Giang Nam - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh, Trưởng khu tiếp nhận, điều trị bệnh nhân COVID-19 cho biết: "Trung tâm đang cách ly, điều trị cho 21 bệnh nhân, dự kiến số lượng bệnh nhân sẽ tăng lên trong những ngày tới. Điều yên tâm là sau gần 1 tháng rưỡi vận hành bộ máy, tiếp cận quy trình tiếp nhận, cách ly và điều trị bệnh nhân COVID-19, trung tâm đã vượt qua những thử thách ban đầu, vững vàng đảm nhận tốt nhiệm vụ được giao.

Một trong những yếu tố quan trọng để có được kết quả này, đó là nhờ tinh thần tình nguyện, xung kích, sự đoàn kết, nỗ lực của tất cả cán bộ, nhân viên ở đây với tinh thần tất cả vì bệnh nhân, “chống dịch như chống giặc”.

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.