Cần sớm khắc phục tình trạng “tắc” nước tưới sản xuất ở đập Khe Trẹ

(Baohatinh.vn) - Đập Khe Trẹ (xã Phú Gia, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) cung cấp nước tưới cho 7 ha đất nông nghiệp của 2 thôn Trung Hà và Trường Sơn. Tuy nhiên, do hư hỏng lâu ngày, công trình này không còn đảm bảo chức năng phục vụ tưới sản xuất.

Cần sớm khắc phục tình trạng “tắc” nước tưới sản xuất ở đập Khe Trẹ

Đập Khe Trẹ là công trình thuỷ lợi nhỏ, được xây dựng từ những năm 1960.

3 năm nay, mỗi khi bắt đầu vào vụ sản xuất, người dân 2 thôn Trung Hà và Trường Sơn (xã Phú Gia - Hương Khê) lại phải vất vả dẫn nước về cho đồng ruộng. Nguyên nhân vì đập Khe Trẹ, nguồn nước tưới duy nhất cho 7 ha lúa của bà con bị hư hỏng nặng, cống tưới chính không còn chức năng điều tiết.

Ông Phan Xuân Sâm - Trưởng thôn Trường Sơn (xã Phú Gia) chia sẻ, toàn thôn có khoảng 15 hộ dân có đất tại xứ Đồng Hoang (thuộc 2 thôn Trung Hà và Trường Sơn), sử dụng nước tưới từ đập Khe Trẹ. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2019, cống điều tiết nước bị bồi lấp, hư hỏng. Do đó, người dân chỉ còn cách tranh thủ chút ít nước “vét” từ miệng cống để dẫn về đồng ruộng. Đến cuối năm 2021, do ảnh hưởng của những đợt mưa lũ, miệng cống bị bồi lấp hẳn. Không còn nguồn nước tưới nên một số hộ dân ở hạ du đã phải ngừng sản xuất.

Việc đập Khe Trẹ bị vô hiệu hóa trong thời gian dài, gây khó khăn cho sản xuất đã khiến người dân rất bức xúc, nhiều lần kiến nghị lên Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp và dịch vụ xã Phú Gia cũng như lãnh đạo UBND xã để khắc phục tình trạng này nhưng vẫn không được giải quyết.

Cần sớm khắc phục tình trạng “tắc” nước tưới sản xuất ở đập Khe Trẹ

Khoảng 7ha lúa xuân của 2 thôn Trường Sơn và Hà Trung bị thiếu nước do đập Khe Trẹ bị hư hỏng.

Cách đây chưa lâu (tháng 2/2022), một số người dân thuộc 2 thôn Trung Hà và Trường Sơn (xã Phú Gia - Hương Khê) đã tự ý đào ngang thân đập thủy lợi Khe Trẹ để lấy nước phục vụ sản xuất lúa vụ xuân 2022.

Ông Nguyễn Xuân Tiến - Trưởng thôn Trung Hà (xã Phú Gia) thông tin: “Đập Khe Trẹ là công trình thuỷ lợi nhỏ, ước trữ lượng nước chỉ khoảng 200.000m3, cung cấp nước tưới cho 7 ha lúa của 2 thôn Trường Sơn, Trung Hà. Tuy nhiên, do công trình được xây dựng từ năm 1960, lại bị hư hỏng nặng nên không thể điều tiết được nước tưới. Vừa qua, khi lúa xuân ở giai đoạn đẻ nhánh, cần nước tưới nên bà con đã tự ý phá ngang thân đập để dẫn nước về ruộng".

Cần sớm khắc phục tình trạng “tắc” nước tưới sản xuất ở đập Khe Trẹ

Từ cuối tháng 2/2022, một số người dân đã tự ý đào ngang thân đập để lấy nước phục vụ sản xuất.

Rõ ràng, việc người dân tự ý đào ngang thân đập Khe Trẹ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép là vi phạm nghiêm trọng Luật Thủy lợi. Chưa kể, hành vi này khiến đập không còn chức năng ngăn nước khi có mưa lớn nên sẽ tác động trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân vùng hạ du.

Điều 8, Luật Thủy lợi 2017 ( có hiệu lực ngày 1/7/2018) quy định những hành vi bị nghiêm cấm sau:

-Xây dựng công trình thủy lợi không đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

-Đổ chất thải, rác thải trong phạm vi bảo vệ công trình;

-Xả nước thải trái quy định của pháp luật vào công trình;

-Các hành vi khác làm ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi;

-Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình thủy lợi;

-Ngăn, lấp, đào, nạo vét, hút bùn, cát, sỏi trên sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao trái phép làm ảnh hưởng đến hoạt động thủy lợi;

-Khai thác nước trái phép từ công trình thủy lợi;

-Tự ý vận hành công trình thủy lợi;

-Vận hành công trình thủy lợi trái quy trình được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt…

Tiếp nhận sự việc, UBND xã Phú Gia đã chỉ đạo 2 thôn Trung Hà, Trường Sơn và Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Phú Gia phối hợp xử lý, đến nay đã hoàn trả lại hiện trạng ban đầu.

Cần sớm khắc phục tình trạng “tắc” nước tưới sản xuất ở đập Khe Trẹ

Các đơn vị thực hiện khắc phục hiện trạng đập thuỷ lợi Khe Trẹ.

Ông Lê Khắc Lý - Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp xã Phú Gia chia sẻ: “Chúng tôi đã tiến hành thi công hoàn trả hiện trạng cho công trình. Dù vậy, về hệ thống điều tiết, hệ thống van đóng, mở cống của đập đã bị hư hỏng, không thể sử dụng, nếu tình hình này kéo dài thì toàn bộ 7 ha sản xuất của bà con sẽ khó đảm bảo nguồn nước tưới”.

Chủ tịch UBND xã Phú Gia Nguyễn Văn Nhân cho biết, chúng tôi đã nhận được kiến nghị của người dân. Thực tế đúng là công trình đập Khe Trẹ hư hỏng nhiều năm nay nhưng do kinh phí cấp xã hạn hẹp nên không thể khắc phục. UBND xã đã có tờ trình gửi UBND huyện Hương Khê về việc kiểm tra, xử lý đập Khe Trẹ để đảm bảo phục vụ tưới tiêu. Về giải pháp trước mắt, hợp tác xã sẽ thuê máy bơm để bơm nước tưới phục vụ Nhân dân đảm bảo sản xuất trong vụ xuân này.

Chủ đề Bạn đọc viết

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!