Cần sớm tu sửa, nâng cấp đập Khe Soong

(Baohatinh.vn) - Vào những năm 70 của thế kỷ trước, người dân trên địa bàn đã tiến hành đắp đập Khe Soong để chủ động nguồn nước tưới tiêu phục vụ cánh Đồng Tròn (thị trấn Vũ Quang) và các vùng lân cận. Tuy nhiên, do thân đập được đắp bằng đất, thời gian sử dụng đã lâu, không được duy tu, bảo dưỡng nên dần xuống cấp và gần như đã hư hỏng nặng, không còn khả năng sử dụng.

Đập Khe Soong xuống cấp đã khiến hơn 20 ha đất sản xuất nông nghiệp ở khu vực Đồng Tròn, Đồng Cạn, Đồng Sim của người dân khu phố 6 - thị trấn Vũ Quang và xóm 8, xã Đức Bồng (Vũ Quang) không chủ động được nguồn nước.

Cần sớm tu sửa, nâng cấp đập Khe Soong ảnh 1

Ngay sát dưới thân đập, đồng ruộng vẫn không một giọt nước, nứt nẻ, bỏ hoang

Theo tìm hiểu, hàng năm, số diện tích trên chỉ sản xuất được 50% nhưng vụ hè thu năm nay phải bỏ hoang toàn bộ. Việc chuyển đổi từ lúa sang các loại cây trồng cạn khác cũng không thể thực hiện được do đây là vùng trũng, có mưa là toàn bộ khu vực này ngập úng.

Không chủ động được nguồn nước cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc, tưới tiêu cho nhiều diện tích cây ăn quả trên các vùng đồi lân cận. Những điều này đang ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, sinh kế của người dân nơi đây.

Các địa phương có đất bỏ hoang đều sản xuất nông nghiệp thuần túy, nhất là đối với tổ dân phố 6 vì đây là diện tích đất nông nghiệp còn lại của cả thị trấn (những nơi khác đã thu hồi để phục vụ đô thị hóa và triển khai một số chương trình, dự án) nên người dân mong đập Khe Soong được đầu tư nâng cấp, xây dựng. Chính quyền các cấp, ngành chức năng sớm tiến hành khảo sát, ưu tiên đầu tư sửa chữa nâng cấp đập Khe Soong.

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.