Thời điểm này, các xã Cổ Đạm và Xuân Lĩnh (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) đang ra quân tích tụ ruộng đất với khí thế sôi nổi để hình thành vùng sản xuất tập trung, xây dựng cánh đồng lớn.
Năng suất bình quân lúa xuân năm 2024 tại huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) ước đạt 64,5 tạ/ha, tăng 10 tạ/ha so với trước khi thực hiện tập trung, tích tụ ruộng đất.
Theo cơ quan chuyên môn của Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, từ ngày 10 - 25/1, toàn tỉnh sẽ có gần 50.000 ha lúa được xuống giống, chiếm 84,5% diện tích vụ lúa xuân năm nay.
Sau hơn 3 năm triển khai, toàn huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã quy tập, di dời được 5.921 ngôi mộ có chủ và vô chủ nằm rải rác trên các cánh đồng, trong khu dân cư về nghĩa trang địa phương.
Vụ lúa xuân 2023 gần chạm đích thu hoạch trong niềm hân hoan của biết bao người nông dân Hà Tĩnh khi năng suất đạt kỷ lục. Và quan trọng hơn, kết quả của quá trình chuyển đổi, tích tụ ruộng đất đang làm thay đổi nếp nghĩ, tập quán sản xuất lẫn tư duy hàng hóa của bà con nông dân.
Vụ xuân 2023, xã Yên Hồ (Đức Thọ - Hà Tĩnh) sẽ tiến hành phá bờ vùng, bờ thửa trên diện tích 50 ha tại 3 thôn nhằm thực hiện chủ trương chuyển đổi ruộng đất, giảm số thửa trên một cánh đồng.
Từ thành công của việc chuyển đổi ruộng đất tại thôn Hòa Hợp - xã Kỳ Văn, vụ xuân 2023, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục chỉ đạo mở rộng diện tích dồn điền đổi thửa tại thôn Nam Tiến - xã Kỳ Bắc. Nông nghiệp Kỳ Anh đang hướng đến một nền sản xuất hàng hóa, hiện đại, hiệu quả cao.
Vụ xuân 2022, nhìn chung năng suất lúa thấp hơn năm ngoái, tuy nhiên, những cánh đồng chuyển đổi ruộng đất ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vẫn khẳng định được sự vượt trội. Kết quả này đã tạo thêm động lực và quyết tâm để địa phương tiếp tục đẩy mạnh hướng đi này trong thời gian tới.
Vụ xuân luôn có ý nghĩa quan trọng đối với bà con nông dân Hà Tĩnh, bởi đó là vụ chính nhất trong năm. Vụ xuân 2022, đồng ruộng đang “cựa mình” chuyển đổi, tích tụ ruộng đất để hướng đến nền sản xuất lớn.
Vụ xuân này, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn trên 130 ha, đưa tổng diện tích xây dựng cánh đồng lớn của toàn huyện lên 245 ha.
Khát vọng của những người nông dân gom “tấc vàng” xây dựng mô hình làm ăn lớn và những yêu cầu thực tiễn trên đồng ruộng đòi hỏi cần có một “sân chơi” rộng mở cho các tổ chức, cá nhân tích tụ, tập trung ruộng đất, tạo sức bật thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng hiện đại, quy mô lớn, có tính bền vững.
Tháng tư, khi những trận gió mùa kết thúc, nắng vàng lan tỏa trên khắp làng mạc xóm thôn, những cánh đồng lúa chuẩn bị trổ đòng cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh lại khấp khởi, bồi hồi mong chờ một mùa vàng bội thu.
Đưa máy cấy vào phục vụ sản xuất trên những cánh đồng thửa lớn, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã tạo bước đột phá trong thực hiện cơ giới hóa sản xuất, góp phần giải phóng sức lao động, tăng năng suất sản xuất.
Mặc dù trời mưa, thời tiết rất lạnh nhưng đông đảo người dân xã Xuân Hồng (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) vẫn hăng hái ra quân phá bờ vùng, bờ thửa nhỏ để hình thành bờ thửa lớn.
Mặc dù trời mưa nặng hạt nhưng đông đảo người dân thị trấn biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) vẫn hăng hái ra quân phá bờ thửa nhỏ thành ô thửa lớn để làm cánh đồng mẫu lớn.
Để triển khai vụ xuân năm 2021, “vựa lúa” Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang đồng loạt ra quân phá bờ thửa nhỏ thành ô thửa lớn với diện tích 600 ha ở 23 xã/thị trấn.
Đánh giá mô hình phá bờ thửa nhỏ xây dựng cánh đồng lớn ở 3 địa phương trong năm 2020, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục triển khai ở 9 xã với diện tích gần 220 ha trong năm tới.
Đến 2025, Can Lộc (Hà Tĩnh) phấn đấu có trên 50% diện tích đất trồng lúa của huyện được chuyển đổi theo mô hình tập trung, hình thành vùng sản xuất quy mô lớn để sản xuất theo hướng hàng hóa, giá trị kinh tế cao.
Khi từ bỏ công việc thu nhập cao ở nước ngoài, trở về quê “ôm” gần chục ha ruộng xấu để khai hoang, phục hoá, cha con ông Nguyễn Đức Tuấn ở Ích Hậu (Lộc Hà - Hà Tĩnh) từng được coi là gàn dở, “ngược đời”…
Người dân linh hoạt thuê, mượn lại đất nông nghiệp, xây dựng các vùng sản xuất quy mô lớn hơn, nhiều diện tích đất trồng lúa tại Tân Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã “thoát” cảnh bỏ hoang, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hơn 4 năm cần mẫn, kiên trì đi đến từng hộ dân để thuê ruộng, ông Nguyễn Đức Tuấn (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã có trong tay gần 9 ha đất, tạo thành vùng sản xuất quy mô lớn.
Mùa gặt đến khi cái nắng của mùa hạ bước vào "tiêu cự” bỏng rát. Nắng càng giòn thì cánh đồng càng vàng tươi, rực rỡ. Tôi thường ví mùa thu hoạch lúa xuân như mùa gặt nắng vàng.
Năm 2019, Thạch Hà (Hà Tĩnh) triển khai thí điểm phá bỏ bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn với diện tích 305 ha, trên địa bàn 7 xã, góp phần tăng diện tích sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Bắt đầu từ vụ xuân 2020, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) triển khai thí điểm phá bỏ bờ thửa không cần thiết, hình thành các vùng canh tác tập trung liền vùng, liền thửa có diện tích tối đa. Chủ trương này đang nhận được sự đồng tình hưởng ứng tích cực của bà con nông dân.
Bao giờ cũng thế, khi tiết trời mùa đông thấm sâu vào những đợt rét ngọt, ấy là lúc khung lịch mùa sản xuất chính bắt đầu. Những cánh đồng vừa được phá bỏ bờ thửa trải rộng mênh mông, trở thành điểm nhấn của vụ lúa xuân 2020 ở Hà Tĩnh.
Ước mong về những cánh đồng tít tắp, "thẳng cánh cò bay" đã hiện hữu trong sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân Thạch Hà - Hà Tĩnh. Sản xuất lúa trên cánh đồng lớn không chỉ giúp bà con giảm được chi phí mà công chăm sóc cũng đỡ cực nhọc hơn…