Cây táo đại bén duyên với vùng ven bãi bồi sông La

(Baohatinh.vn) - Thành công bước đầu từ mô hình trồng táo đại của anh Nguyễn Trung Tính (SN 1984, tổ dân phố Đại Thành, thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã mở ra hướng đi mới cho việc chuyển đổi cây trồng ở vùng ven bãi bồi sông La.

Cây táo đại bén duyên với vùng ven bãi bồi sông La

Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây táo đại cao nên anh Nguyễn Trung Tính quyết tâm bỏ vốn, thuê đất để trồng.

Anh Nguyễn Trung Tính cho biết, trước đây làm nghề lái xe, trong khoảng thời gian này, anh đã được đi nhiều nơi, tiếp cận với nhiều mô hình kinh tế khác nhau. Thế nên, sau khi nghỉ lái xe, anh đã chọn cây táo đại để trồng, phát triển kinh tế gia đình.

“Thấy người dân ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa và một số tỉnh phía Bắc trồng táo đại cho hiệu quả kinh tế cao, vốn bỏ ra không nhiều nên sau nhiều lần trăn trở tôi quyết tâm chọn giống cây này để trồng thử nghiệm trên vùng đất ven bãi bồi sông La” - anh Tính chia sẻ.

Cây táo đại bén duyên với vùng ven bãi bồi sông La

Hiện 300 gốc táo đại của anh Tính đang vào độ phát triển, sẽ cho thu hoạch vào tháng 11 -12 tới.

Nghĩ là làm, năm 2017, anh Tính đã thuê lại mảnh đất gần 7.000m2 ven bãi bồi sông La của HTX Đức Yên để trồng 150 gốc táo đại đầu tiên. Cây giống được anh nhập về từ tỉnh Nam Định với giá 20.000/cây. Ước tính số vốn ban đầu anh Tính bỏ ra cho vườn táo khoảng gần 100 triệu đồng.

Đến năm 2018, anh tiếp tục trồng thêm 150 cây, tuy nhiên, 2 năm đầu sau khi trồng, do chưa có kinh nghiệm nên vườn táo hết bị sâu bệnh hại lại bị mưa lũ gây mất mùa.

Trước tình trạng này, anh đã tự mày mò, tham khảo kiến thức từ Internet, từ các vùng trồng táo đại ở Nghệ An, Thanh Hóa để đúc rút kinh nghiệm, khắc phục hạn chế. Nhờ đó, cây táo dần phát triển tốt, đầu ra ổn định, hái đến đâu được thương lái trên địa bàn thu mua hết tới đó. Cho đến nay, vườn táo của anh đã cho thu hoạch ổn định được 3 vụ.

Cây táo đại bén duyên với vùng ven bãi bồi sông La

Nhằm nâng cao năng suất, anh Tính đã tự mày mò, tham khảo kiến thức từ Internet, các vùng trồng táo đại để chăm sóc một cách phù hợp.

Anh Tính cho biết: “Từ năm 2019, tôi bước đầu đã có thu nhập từ cây táo đại nhưng do diện tích táo bị ruồi vàng phá hoại nên chỉ lãi được 20 triệu đồng. Đến năm 2020, số tiền lãi tăng lên 80 triệu đồng. Năm 2021, sau khi có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc chăm sóc, hơn 300 gốc táo đại đã đem về cho tôi nguồn thu gần 200 triệu đồng”.

Theo anh Tính, loại táo đại trồng một năm sẽ cho thu hoạch, nếu được chăm sóc tốt, gặp thời tiết thuận lợi, trung bình mỗi cây cho năng suất từ 40 - 50kg/năm. Giống táo đại cho chất lượng quả to, ngon, giòn và ngọt nên được nhiều người dân ưa chuộng, lựa chọn.

Cây táo đại bén duyên với vùng ven bãi bồi sông La

Giống táo đại sau một năm trồng sẽ cho thu hoạch, trung bình mỗi cây cho năng suất từ 40 - 50kg/năm.

Với kinh nghiệm của mình, anh Tính cho biết, với loại táo đại, từ khi ra hoa, tạo quả và cho thu hoạch khoảng từ tháng 6 đến tháng 12 dương lịch hàng năm. Thêm vào đó, cây táo sau 6 năm mới phải thay gốc nên số tiền tái đầu tư không lớn.

Đặc biệt, kỹ thuật chăm sóc cây táo đại không quá phức tạp, sau mỗi vụ thu hoạch chỉ cần tiến hành cắt hết cành cách gốc khoảng 15 - 20 cm, sau đó bới đất, bón phân phù hợp cho cây. Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc, người trồng cần lưu ý khi cây ra quả non phải tỉa bớt quả để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả to.

Cây táo đại bén duyên với vùng ven bãi bồi sông La

Với cây táo đại, việc chăm sóc không mấy phức tạp

Chia sẻ về việc phát triển mô hình trong thời gian tới, anh Tính cho biết sẽ xây dựng vườn táo thành một địa điểm trải nghiệm, trồng thêm các loại hoa để người dân có thể đến mua táo trực tiếp và check in tại vườn.

“Ngoài ra, tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn kỹ thuật về quy trình trồng táo đại cho những ai có nhu cầu, nhằm giúp bà con có cuộc sống ổn định hơn, đặc biệt là các bạn trẻ chưa có việc làm ổn định tại địa phương” - anh Tính cho biết.

Cây táo đại bén duyên với vùng ven bãi bồi sông La

Vườn táo của anh Tính luôn thu hút nhiều người đến mua và tham quan, trải nghiệm.

Ông Bùi Ngọc Nhật, Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND thị trấn Đức Thọ cho biết: “Mô hình trồng táo đại của anh Tính cho thấy đây là loại cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương.

Táo đại loại cây có nhiều triển vọng, góp phần thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn một cách hiệu quả. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ vận động, tuyên truyền bà con đến tham quan, học hỏi để phát triển, nhân rộng mô hình này”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Mực nhảy Vũng Áng hút khách vào dịp lễ

Mực nhảy Vũng Áng hút khách vào dịp lễ

Dịp nghỉ lễ, du khách từ nhiều tỉnh thành trong cả nước đã lựa chọn khu ẩm thực mực nhảy Vũng Áng (xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh) là điểm đến khi ghé thăm Hà Tĩnh.
Mực nhảy Vũng Áng giòn và ngon tuyệt

Mực nhảy Vũng Áng giòn và ngon tuyệt

Đến Hà Tĩnh, dường như du khách đều muốn một lần được thưởng thức đặc sản Mực nhảy Vũng Áng (Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh) bởi độ giòn, hương vị đượm đà riêng có của nó.
Đượm đà mực Hà Tĩnh

Đượm đà mực Hà Tĩnh

Về với biển Hà Tĩnh, ngoài việc thưởng thức các món ăn đặc sắc được chế biến từ mực, du khách còn có những trải nghiệm cùng các tour câu mực ở một số điểm du lịch.
Chả cá lá trơng ven sông Lam, ăn một lần nhớ mãi

Chả cá lá trơng ven sông Lam, ăn một lần nhớ mãi

Vị ngọt, béo của cá sông Lam kết hợp với vị cay và mùi thơm đặc trưng của lá trơng do anh Võ Công Niên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) chế biến đã tạo nên hương vị rất hấp dẫn, khó quên cho những ai đã một lần thưởng thức.
Bánh mướt tráng tay Hà Tĩnh - ăn là nhớ

Bánh mướt tráng tay Hà Tĩnh - ăn là nhớ

Hơn 30 năm qua, hàng bánh mướt tráng tay trên bếp củi của bà Phạm Thị Hạnh (hay còn gọi là bà Hạnh Sim, phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) vẫn luôn quyến rũ thực khách bởi bánh mướt dẻo, thơm, mềm mượt, quấn bên ngoài chiếc ram nóng hổi giòn rụm.
Cao điểm trả đơn bánh chưng làng Khoóng

Cao điểm trả đơn bánh chưng làng Khoóng

Thời điểm này, các hộ gia đình ở làng Khoóng (tổ dân phố Hùng Dũng, thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh) đang tất bật gói hàng nghìn chiếc bánh chưng để phục vụ thị trường dịp tết Nguyên đán.
Cận cảnh loài cà cuống được nuôi ở vùng đất Hà Tĩnh

Cận cảnh loài cà cuống được nuôi ở vùng đất Hà Tĩnh

Tưởng chừng, loài cà cuống là đặc sản các vùng quê trước đây đã biến mất. Thế nhưng, giờ đây cà cuống đã được người dân xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) nuôi thành công, cứu vãn loài côn trùng này và món ăn đặc sản nức tiếng từ thời xa xưa.
Bánh đùm, bánh đúc - thơm dẻo món quê Hà Tĩnh

Bánh đùm, bánh đúc - thơm dẻo món quê Hà Tĩnh

Bánh đùm, bánh đúc là món bánh dân dã được truyền lại từ nhiều thế hệ trên quê hương Đại thi hào Nguyễn Du (thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Sự cầu kỳ, khéo léo, tinh tế của người làm bánh khiến những người đi xa luôn nhớ về hương vị quê nhà.
Thơm “nức mũi” món cá lóc nướng lá sim ở vùng núi Hà Tĩnh

Thơm “nức mũi” món cá lóc nướng lá sim ở vùng núi Hà Tĩnh

Dù chỉ là món ăn dân dã nhưng cá lóc nướng ở Hương Khê (Hà Tĩnh) lại khiến nhiều người mê bởi sự đặc trưng từ nguyên liệu, cách chế biến. Vị ngọt của cá hòa quyện cùng hương thơm của các loại rau rừng khiến món ăn này trở nên nổi tiếng trong hàng chục năm qua.