Chàng thanh niên Hà Tĩnh đưa đồ gỗ mỹ nghệ sang Hàn Quốc, Nhật Bản

(Baohatinh.vn) - Nuôi ý chí làm giàu trên mảnh đất quê hương cùng niềm đam mê với đồ gỗ, anh Nguyễn Quang Ước (SN 1984, thôn 5, xã Yên Hồ, Đức Thọ) đã cùng cộng sự tìm hiểu và xây dựng xưởng sản xuất các sản phẩm gia dụng bằng gỗ, dụng cụ massage - gãi lưng, móc giày... Sản phẩm không chỉ tiêu thụ khắp cả nước mà còn được thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản đón nhận.

chang thanh nien ha tinh dua do go my nghe sang han quoc nhat ban

Anh Nguyễn Quang Ước hướng dẫn công nhân khâu xử lý nguyên liệu

Từng là kế toán công trình xây dựng nhưng cuộc sống bấp bênh khiến anh Ước quyết định trở về quê lập nghiệp. Sẵn niềm đam mê với đồ gỗ, cũng như khai thác nguồn nguyên liệu (gỗ nhãn) ở địa phương, anh Ước có cùng ý tưởng với anh Nguyễn Văn Phương (xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) và đi đến quyết định huy động vốn, học nghề và mở xưởng sản xuất.

Nghĩ là làm, mất hơn 6 tháng vào TP Hồ Chí Minh học việc, đến tháng 6/2016, anh Ước cùng cộng sự trở về quê và thành lập HTX Dịch vụ tổng hợp Văn Minh với 11 thành viên. Tổng nguồn vốn ban đầu bỏ ra đến gần 1,6 tỷ đồng.

Anh Ước chia sẻ: Các công đoạn làm ra sản phẩm khá tỉ mỉ nhưng có sự hỗ trợ về công nghệ, máy móc nên nhiều người dân có thể làm được. Đó cũng chính là những thuận lợi để tôi quyết định gây dựng cơ sở sản xuất đồ mộc dân dụng, mỹ nghệ tại quê nhà. Tôi đứng ra hướng dẫn cho đội ngũ công nhân từng khâu sản xuất, từ sơ chế nguồn vật liệu, tạo hình sản phẩm, vận hành máy móc đến hoàn thiện sản phẩm. Vừa hướng dẫn, tôi vừa cho công nhân thực hành luôn. Hiện nay, HTX đã sản xuất các sản phẩm: Môi, thìa, muỗng các loại; trày lăn bột; dụng cụ massage - gãi lưng; móc giày...

Sản phẩm ban đầu làm ra không được thị trường chấp nhận nhưng sau một thời gian vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, những sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ của HTX bắt đầu được các siêu thị ở TP Đà Nẵng, Bình Dương, Hải Phòng... chấp nhận. Giá thành dao động từ 25 - 30 nghìn đồng/sản phẩm.

chang thanh nien ha tinh dua do go my nghe sang han quoc nhat ban

Những yêu cầu khắt khe của thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản không thể làm nhụt chí chàng trai trẻ Nguyễn Quang Ước.

Cuối năm 2016, sau những nỗ lực trong tìm kiếm thị trường và nắm bắt được xu hướng phát triển của sản phẩm, HTX đã liên kết được với thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản. Những yêu cầu khắt khe của thị trường nước ngoài về chất lượng, mẫu mã đã được HTX đáp ứng. Thậm chí, hiện nay, sản phẩm HTX làm ra không đủ để xuất khẩu. Sản lượng xuất khẩu mỗi tháng của HTX đạt 35.000 - 40.000 sản phẩm.

Anh Ước cho biết: “Bên họ yêu cầu mỗi tháng có 100.000 sản phẩm nhưng hiện tại, HTX mới chỉ đáp ứng được gần 50%. Ngoài ra, do số lượng sản xuất còn hạn chế nên HTX mới chỉ sản xuất thô và phải gửi sản phẩm vào TP Hồ Chí Minh để phun sơn. Tới đây, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô, đồng thời, học hỏi để được chuyển giao công nghệ sơn, hướng tới hoàn thiện sản phẩm theo quy trình khép kín”.

Để tận dụng nguồn nguyên liệu gỗ dư thừa sau sản xuất, anh Nguyễn Quang Ước đang cho vận hành thử nghiệm 2 lò đốt sản xuất than.

Hiện nay, 36 công nhân của HTX đang liên tục làm việc từ sáng đến tối nhưng vẫn không đủ sản phẩm cung cấp thị trường, nhất là khi tết đã cận kề. Với ý chí sẵn có, chàng trai trẻ đang nung nấu những kế hoạch để HTX ngày càng lớn mạnh, sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường, tiếp tục “ghi điểm” trong mắt khách hàng nước ngoài.

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.