Chớ dại dùng vỏ thùng sơn đựng thực phẩm

(Baohatinh.vn) - Tác hại của việc dùng vỏ thùng sơn để đựng thực phẩm đã được phản ánh rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng phần lớn người dân không có điều kiện tiếp cận.

Lâu nay, vỏ thùng sơn được người dân sử dụng để đựng lương thực, thực phẩm, nước uống; muối các loại rau, dưa, cà, mắm, thậm chí là dùng để ủ và đựng cơm rượu. Dễ thấy nhất là ở các chợ và cả trong mỗi gia đình...

Tác hại của việc dùng vỏ thùng sơn để đựng thực phẩm đã được phản ánh rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng phần lớn người dân không có điều kiện tiếp cận.

Để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, mong các ngành quan tâm chỉ đạo, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn để người dân biết.

Sở Y tế nên chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm kiểm tra, nhắc nhở các cơ sở kinh doanh, chế biến; các bếp ăn tập trung, nhất là các trường mầm non, tuyệt đối không dùng vỏ thùng sơn làm dụng cụ để chế biến, chứa đựng thực phẩm.

Nguy cơ gây ung thư, bệnh tim mạch, hệ tiêu hóa...

Các chuyên gia nghiên cứu vật liệu Polyme đã phân tích, thùng sơn là thùng nhựa, khi đựng sơn có một số thành phần hóa chất ngấm vào thùng nhựa khiến nhựa này không có độ an toàn cao. Đặc biệt, dưa cà muối là loại chứa axit mạnh, khi ngâm thực phẩm lâu thì sẽ tích lũy chất độc ngấm vào thực phẩm.

Theo GS. TSKH Trần Vĩnh Diệu (Trung tâm nghiên cứu vật liệu Polyme, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội), trong các đồ nhựa dân dụng, nhựa tái chế như thùng sơn, xô, chậu nhựa… có chứa các chất xúc tác từ quá trình chế tạo. Ngoài ra, còn có cả các phẩm màu hữu cơ, khi đựng thức ăn với nhiệt độ cao sẽ gây biến đổi và tạo nhiều độc tố.

GS Diệu còn cho biết: “Trong vỏ thùng sơn còn tồn dư một số hóa chất như chất chống nhũ hóa, chống đông lắng. Khi ngâm thực phẩm lâu trong các vỏ thùng sơn này, các chất độc hại sẽ ngấm vào thực phẩm. Nếu sử dụng với thời gian dài, những tạp chất sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, tim mạch, thần kinh và nguy cơ gây ung thư.

(Nguồn: anninhthudo.vn)

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.