Chủ nhân đàn cá sấu đầu tiên tại Hà Tĩnh nói gì về "nghề lạ" này?

(Baohatinh.vn) - Da cá sấu được đánh giá là chất liệu hàng đầu phục vụ ngành công nghiệp thời trang trong khi thịt của loại động vật này từ lâu đã trở thành đặc sản đối với những người “sành” ẩm thực. Thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng cũng chính là lý do để nhiều hộ dân xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đi tới quyết định táo bạo: nuôi cá sấu thương phẩm.

chu nhan dan ca sau dau tien tai ha tinh noi gi ve nghe la nay

Thức ăn ưa thích của cá sấu thường là lòng động vật.

Chủ nhân của sáng kiến này là ông Dương Kim Hiếu (thôn Kim Sơn). Ông đến với nghề nuôi cá sấu khá tình cờ khi vô tình được nghe giới thiệu và tìm hiểu qua nhiều mô hình “bạc tỷ” trên phương tiện truyền thông.

Sau khi tích lũy được vốn hiểu biết kha khá, ông dày công đi tham quan thực tế tại các tỉnh phía Bắc. Quá trình “nằm vùng” nơi đất khách cho ông Hiếu thấy mô hình này dù còn mới lạ trên đất Hà Tĩnh song lại khá phát triển và đã được nhân rộng tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Cũng từ đó, ý định vận động các gia đình cùng chung chí hướng thành lập HTX nuôi cá sấu liên kết được nhen nhóm. Sự kiên trì, quyết tâm của người tiên phong cuối cùng đã thuyết phục được 10 hộ dân trong xã cùng tham gia.

Được Công ty CP Thương mại Vương Thảo (thôn Hóa Tài, xã Thụy Diên, Thái Thụy, Thái Bình) hỗ trợ về giống (1,5 triệu đồng/con), mô hình của ông Dương Kim Hiếu trở thành mô hình nuôi cá sấu đầu tiên tại Hà Tĩnh. Tuy vậy, do chưa thích nghi với điều kiện khí hậu, môi trường và người nuôi còn thiếu kinh nghiệm, 150 con giống ban đầu chỉ còn lại hơn nửa (80 con).

chu nhan dan ca sau dau tien tai ha tinh noi gi ve nghe la nay

Hiện tại, đàn cá sấu gồm 80 con phát triển tốt và thích nghi với điều kiện thời tiết, chăm sóc, đạt trọng lượng bình quân 10 kg/con.

Không nản chí, các thành viên HTX tiếp tục nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu kỹ lưỡng các quy trình, kỹ thuật chăm sóc, phòng trị bệnh cho vật nuôi. Ngoài những kiến thức đã được doanh nghiệp tập huấn, họ còn tìm hiểu sách báo, tài liệu. “Xác định 2 yếu tố quyết định nuôi cá sấu thành công là chất lượng con giống và thức ăn. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc, chúng tôi luôn chú ý chế độ ăn và thường xuyên sát trùng, vệ sinh chuồng trại để chủ động phòng bệnh, đảm bảo môi trường thuận lợi cho vật nuôi phát triển” - ông Đào Viết Thái, thành viên HTX chia sẻ.

Điều quan trọng nhất khi nuôi cá sấu là phải xây dựng chuồng trại kiên cố để tránh gây nguy hiểm cho người xung quanh. Cá sấu là loài động vật dễ sống và không khó chăm sóc. Thức ăn ưa thích của chúng thường là ruột động vật. Trung bình 2 ngày cho cá sấu ăn 1 lần, lượng thức ăn tùy thuộc vào độ tuổi.

Cá sấu rất hiếm khi mắc bệnh. Khác với các loài cá khác, chúng chỉ thích hợp ở nhiệt độ 25oC trở lên nên trong những tháng mùa đông, rất ít lên bờ, ăn giảm và chỉ ngâm mình dưới nước. Chính vì vậy, người nuôi có thể dành nhiều thời gian để đầu tư vào công việc khác. Đến thời điểm hiện tại, đàn cá sấu đã tròn 1 năm tuổi, bình quân mỗi con nặng 10 kg.

Theo kinh nghiệm của người nuôi, nếu cá sấu phát triển bình thường (đạt 25 kg sau 18-24 tháng) đã có thể xuất bán. Trên thị trường hiện nay, với mức giá bình quân 280 ngàn đồng/kg, số tiền thu về từ mỗi con cá sấu sẽ đạt khoảng 7 triệu đồng. Theo tính toán của ông Hiếu, doanh thu từ đàn cá sấu sau khi thu hoạch đạt khoảng 560 triệu đồng.

Điều đáng mừng, sau khi đủ điều kiện xuất bán, doanh nghiệp liên kết sản xuất (Công ty CP Thương mại Vương Thảo) sẽ trực tiếp bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Không chỉ vậy, chính quyền xã Bắc Sơn cũng đã tiến hành khảo sát, lập phương án dự toán để có sự hỗ trợ kịp thời nhằm động viên, khuyến khích người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần phát huy hiệu quả nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

“Xã đang dốc sức giúp các hộ dân mở rộng mô hình trồng trọt, chăn nuôi nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương, trong đó có nuôi cá sấu. Với nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn trên thị trường, mô hình nuôi cá sấu thương phẩm hứa hẹn mở ra hướng đi mới trong liên kết hóa sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế xã nhà ngày càng phát triển”, ông Bùi Công Thư - Phó Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn cho biết.

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.