Chuyên gia mách bạn chế độ dinh dưỡng mùa dịch

 Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay, người ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ nhiễm virus.

Tuy nhiên, người có bệnh tiềm ẩn hoặc hệ miễn dịch suy yếu thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn và có nguy cơ tử vong cao khi bị nhiễm bệnh. Vì vậy, tăng cường hệ miễn dịch thông qua chế độ dinh dưỡng là rất cần thiết sẽ giúp cơ thể chống lại sự lây nhiễm virus nói chung và COVID-19 nói riêng. Hãy cùng SK&ĐS tham khảo ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn hợp lý cho bạn và gia đình nhé!

Hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động như thế nào?

TS.BS. Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết: Mỗi cơ thể đều có một hệ miễn dịch khá phức tạp. Hệ thống này được tạo thành từ hệ bạch huyết, các bộ phận của lá lách, dạ dày, ruột, tuyến yên, tuyến ức giúp bảo vệ cơ thể khỏi các chất độc hại bao gồm vi khuẩn, virus, độc tố... bởi khả năng nhận diện được các tác nhân gây bệnh và tiêu diệt chúng. COVID-19 cũng như các loại virus khác đã từng xuất hiện trước đây và hiện nay chưa có giải pháp đặc hiệu. Mỗi người nên tự nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể bằng cách duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, ăn uống đầy đủ, đa dạng, giữ thể trạng tốt để chống lại virus cũng như các tác nhân gây bệnh bên ngoài.

Lời khuyên dinh dưỡng tốt nhất chính là xây dựng và duy trì chế độ ăn lành mạnh, cân bằng giữa các thành phần protein, lipid và gluxid. Gluxid (tinh bột) nên chiếm khoảng 50-60% tổng năng lượng. Nên bổ sung thêm protein từ cá bởi trong cá có omega-3 và các loại chất béo không no.

Chuyên gia mách bạn chế độ dinh dưỡng mùa dịch

Một chế độ ăn đa dạng giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Các thành phần quen thuộc cũng có thể phòng bệnh

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ: Một số thực phẩm có nhiều vitamin C, vitamin A, vitamin β-carotene, kẽm, polyphenol... là những chất chống oxy hóa, có vai trò kháng khuẩn và hỗ trợ hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh. Chẳng hạn sơ-ri, cam, bưởi, các loại ớt chuông, ổi, các loại rau có màu xanh đậm chứa rất nhiều vitamin C, vitamin E sẽ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Vitamin C có khả năng nâng cao miễn dịch, ngăn ngừa phòng bệnh. Nhiều người cố gắng uống thực phẩm chức năng chứa vitamin C để nâng cao miễn dịch, phòng ngừa bệnh nhưng khi bạn ăn các loại quả chín là đã đủ nhu cầu vitamin C của cơ thể mỗi ngày. Người trưởng thành chỉ cần bổ sung khoảng 100mg vitamin C/ngày. Ngoài ra, vitamin A là một vitamin tăng trưởng, góp phần tăng cường hệ miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm trùng. Chương trình bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ dưới 5 tuổi được tổ chức hằng năm là một phương án phù hợp nâng cao hệ miễn dịch.

Các loại thực phẩm khác như sữa tách béo, trứng, hải sản có nhiều vitamin D cũng giúp phòng ngừa và hạn chế nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Ngoài ra, các loại hạt như hạt bí, hạt hướng dương, hạt điều, hạt óc chó... chứa nhiều kẽm, polyphenol. Đây là những thực phẩm có nhiều chất chống oxy hóa, đồng thời hỗ trợ, cải thiện đường tiêu hóa.

Một số thực phẩm đặc biệt khác như trà, tỏi, hành, gừng có chứa chất chống viêm và làm tăng hoạt động của hệ tế bào miễn dịch, giúp nâng cao hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh.

ThS.BS. Lê Thị Hải - nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Vì COVID-19 có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, ăn gừng tươi thường xuyên là biện pháp giúp giảm bớt các triệu chứng trong trường hợp bị nhiễm bệnh. Gừng cần được ăn hoặc uống tươi để đảm bảo hoạt động chống virus diễn ra tốt nhất. Bên cạnh đó, thực phẩm dễ tìm trong gian bếp là tỏi không chỉ tiêu diệt virus mà còn giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi sinh vật khác.

Để tăng cường đề kháng chống lại dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên lưu ý uống nhiều nước, giữ ấm cơ thể, nghỉ ngơi đầy đủ và đặc biệt cắt giảm thực đơn các món chiên, nướng. Những loại thực phẩm này có thể gây viêm và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Khả năng chống chọi dịch bệnh phụ thuộc vào hệ miễn dịch của chính bạn.

Theo SKĐS

Đọc thêm

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.
10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

Đổi giày phù hợp, bỏ thuốc lá, kê gối khi ngủ hay điều chỉnh dáng đi đều có thể giảm áp lực lên cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm đau lưng.
Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ là nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt. Cách phòng các bệnh ngoài da là: không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn, hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng...
Chấp nhận sự thật của con cái

Chấp nhận sự thật của con cái

Đối với sự thật tiêu cực, đòi hỏi con người phải có khả năng/kỹ năng chấp nhận. Đây chính là một loại khả năng/kỹ năng mang tính tự vệ cao.
6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ suốt đời và nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại bệnh như tim mạch, tiểu đường có thể bắt đầu từ thời thơ ấu.
Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Táo chứa nhiều dinh dưỡng thậm chí ăn táo mỗi ngày còn được coi là 'không cần gặp bác sĩ'. Tuy nhiên, hãy chú ý đến nhược điểm của quả táo để biết nên ăn táo thế nào tốt cho sức khỏe.
Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đề xuất cha mẹ nên trì hoãn việc cho trẻ sử dụng smartphone cho đến khi trẻ 14 tuổi. Với mạng xã hội, cột mốc này là 16 tuổi. Vậy làm thế nào để giúp trẻ tránh xa điện thoại?
Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Nhiều người cho rằng rau quả đông lạnh ít dinh dưỡng hơn rau tươi, nhưng trên thực tế cả hai loại đều chứa lượng vitamin và khoáng chất tương tự nhau. Thậm chí đông lạnh đúng cách còn giúp tránh thất thoát dinh dưỡng trong rau quả sau khi thu hoạch.
Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Nhiều người cho rằng gen di truyền sẽ quyết định chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, chiều cao của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó phải kể đến dinh dưỡng, thói quen và tập luyện thể dục.
Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Gia đình tôi nuôi nhiều chó, mèo. Tôi được biết những động vật này dễ gây nhiễm giun đũa. Xin hỏi dấu hiệu nhiễm giun đũa và cần làm gì để đề phòng?
Lợi ích của việc để trẻ buồn chán

Lợi ích của việc để trẻ buồn chán

Trẻ dễ thấy buồn chán trong thời gian nghỉ hè nên phụ huynh thường lo lắng "kiếm gì cho chúng nó chơi" mà quên mất rằng để trẻ ngồi không cũng có những lợi ích.
Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Canxi rất quan trọng với cơ thể, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng, chiếm khoảng 99%. Vì vậy, việc thiếu canxi có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ở cả người lớn và trẻ em.
7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung

7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung

Canxi không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với xương và răng, mà còn là một phần không thể thiếu đối với hệ thần kinh, cơ bắp và hệ thống miễn dịch. Vậy khi cơ thể bị thiếu canxi thì sẽ có biểu hiện như thế nào?