Có thể mở lại chuyến bay quốc tế đi/đến Việt Nam từ đầu tháng 8

Dự kiến đầu tháng 8/2020 có thể mở lại chuyến bay thương mại quốc tế giữa Việt Nam đến các khu vực ưu tiên, như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...

Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương phương án tổ chức các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ giữa Việt Nam và các nước.

Có thể mở lại chuyến bay quốc tế đi/đến Việt Nam từ đầu tháng 8

Hành khách đã bắt đầu quay trở lại chọn hàng không làm phương tiện đi lại sau khi kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19.

Ngành hàng không của Việt Nam đã sẵn sàng

Văn bản do Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn ký cho biết, hiện nay, toàn bộ các cảng hàng không quốc tế của Việt Nam đều đã được đưa vào khai thác bình thường, trong đó, 02 cảng hàng không quốc tế (HKQT) Nội Bài và Tân Sơn Nhất đang có các hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế thường lệ và không thường lệ (chỉ vận chuyển khách từ Việt Nam đi, còn vận chuyển hàng hóa là 2 chiều). Các Cảng HKQT khác như Vân Đồn, Đà Nẵng, Cam Ranh và Cần Thơ vẫn sẵn sàng tiếp nhận các chuyến bay quốc tế không thường lệ chở công dân và chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam.

Từ tháng 6/2020, các hãng hàng không nước ngoài như Cathay Pacific (Hồng Công), Singapore Airlines (Singapore)... đã khai thác lại các đường bay quốc tế đi/đến Việt Nam theo hình thức thường lệ; Vietnam Airlines cũng đang duy trì lịch bay thường lệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Từ tháng 7/2020, các hãng hàng không nước ngoài như Emirates Airlines (UAE), Qatar Airways (Qatar), China Airlines và Eva Airways (Đài Loan), Asiana Airlines và Korean Air (Hàn Quốc)... cũng khai thác trở lại các chuyến bay thường lệ đi/đến Việt Nam.

Toàn bộ các lịch bay thường lệ nêu trên đều đảm bảo chỉ chở hàng vào Việt Nam và chở khách/hàng từ Việt Nam đi quốc tế. Các chuyến bay có chở khách vào Việt Nam được thực hiện theo kế hoạch của Ngoại giao (đối tượng là công dân hoàn cảnh khó khăn, nhà ngoại giao, chuyên gia, lao động kỹ thuật cao...) và đều thực hiện cách ly theo quy định.

Có thể mở lại chuyến bay quốc tế đi/đến Việt Nam từ đầu tháng 8

Các hàng hàng không Việt Nam cũng đã sẵn sàng nối lại các đường bay quốc tế.

Riêng đối với thị trường hàng không Trung Quốc, trong giai đoạn cao điểm về dịch bệnh Covid-19, Chính phủ đã đồng ý tạm dừng cấp phép bay đối với tất cả các chuyến bay từ vùng có dịch của Trung Quốc đến Việt Nam và ngược lại trừ trường hợp đặc biệt phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.

Sau khi tình hình dịch bệnh ở các nước được khống chế và kiểm soát, Thủ tướng đồng ý khôi phục hoạt động vận chuyển hàng không giữa Việt Nam và Trung Quốc; tần suất, điều kiện vận chuyển hành khách giữa hai nước sẽ do Nhà chức trách hàng không Việt Nam và Trung Quốc thống nhất.

Hiện ngành GTVT hai nước đang tích cực thực hiện các biện pháp để sớm khôi phục các đường bay trở lại.

Ưu tiên các đường bay Châu Á

Theo Thứ trưởng Lê Anh Tuấn, trong đầu tháng 8/2020 có thể tổ chức các chuyến bay thương mại thường lệ đến các khu vực ưu tiên gồm Quảng Châu (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Đài Loan (Trung Quốc), Vientiane (Lào), Phnom Penh (Campuchia) với tấn suất 1 chuyến/tuần/điểm đến.

Theo tính toán của Bộ GTVT, dự kiến mỗi tuần sẽ có từ 2.500-3.000 hành khách được đưa vào Việt Nam trên các chuyến bay thường lệ (ngoài các chuyến bay giải cứu công dân, chuyến bay thuê chuyến chở chuyên gia từ các địa điểm khác trên thế giới vào Việt Nam sẽ chở từ 1.000-1.500 hành khách).

Bên cạnh đó, Bộ GTVT sẽ làm việc để thống nhất với các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Lào, Campuchia kế hoạch vận chuyển giữa Việt Nam với các nước, dự kiến đầu tháng 8/2020 có thể thực hiện chuyến bay thường lệ đầu tiên.

Có thể mở lại chuyến bay quốc tế đi/đến Việt Nam từ đầu tháng 8

An toàn phòng chống dịch Covid-19 vẫn phải là số 1.

Về điều kiện đối với hành khách khi thực hiện các chuyến bay này phải có visa hợp lệ khi làm thủ tục chuyến bay (check-in); hành khách nhập cảnh Việt Nam thực hiện cách ly theo quy định về phòng, chống dịch khi nhập cảnh.

Nhằm phù hợp với điều kiện địa lý, phân bố khả năng cách ly, sự tương đồng về điểm đi/đến (Thủ đô, điểm cửa ngõ chính, điểm thứ cấp), Bộ GTVT đề xuất địa điểm tiếp nhận các chuyến bay trong giai đoạn đầu.

Theo đó, đường bay Quảng Châu (Trung Quốc)-Đà Nẵng; Tokyo (Nhật Bản)-Hà Nội; Seoul (Hàn Quốc)-Hà Nội; Đài Bắc-Đài Loan (Trung Quốc)-Thành phố Hồ Chí Minh; Vientiane (Lào)-Quảng Ninh; Phnom Penh (Campuchia)-Cần Thơ.

Trong giai đoạn đầu, Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo hãng hàng không khai thác với tần suất chỉ 1 chuyến/tuần/điểm đến nhằm sử dụng hiệu quả nhân lực (phi công, tiếp viên) đang thực hiện các chuyến bay quốc tế giải cứu công dân do Bộ Ngoại giao xây dựng.

Sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát và các bên tăng tần suất, số đường bay, Cục Hàng không Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các hãng hàng không tăng tần suất khai thác.

Trên cơ sở này, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan đại diện ngoại giao hỗ trợ làm việc với cơ quan chức năng của các nước để tạo thuận lợi cấp phép cho các chuyến bay và đảm bảo đúng đối tượng vận chuyến.

Bộ Y tế khẩn trương ban hành Bộ hướng dẫn kiểm dịch y tế đối với hành khách nhập cảnh Việt Nam áp dụng và phục vụ quá trình đàm phán với các đối tác về công tác phòng, chống dịch Covid-19 đối với chuyến bay và Bộ hướng dẫn kiểm dịch đối với nhân viên hàng không.

Bộ Quốc phòng đảm bảo cơ sở cách ly cho hành khách trên các chuyến bay thường lệ đến Việt Nam theo lịch bay, danh sách hành khách do hãng hàng không và cơ quan xuất nhập cảnh cấp.

UBND các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và Quảng Ninh triển khai quy trình tiếp nhận hành khách người Việt Nam và người nước ngoài nhập cảnh các Cảng hàng không quốc tế trên địa bàn (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cần Thơ và Vân Đồn).

Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo hãng hàng không tổ chức các chuyến bay thường lệ đến các khu vực nêu trên sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý; đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định./.

Theo Phi Long/VOV.VN

Đọc thêm

Giá vàng thế giới "rơi" thẳng đứng

Giá vàng thế giới "rơi" thẳng đứng

Giá vàng thế giới "bốc hơi" gần 70 USD ngay phiên đầu tuần, sau khi Mỹ và Trung Quốc công bố đã đạt được thoả thuận tạm hoãn thuế trong vòng 90 ngày.
Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.
Tài chính thị trường ngày 12/5: Nở rộ trào lưu đầu tư bạc thỏi

Tài chính thị trường ngày 12/5: Nở rộ trào lưu đầu tư bạc thỏi

Với chi phí thấp hơn vàng, dễ tiếp cận và tiềm năng tăng giá, bạc miếng và bạc thỏi đang trở thành lựa chọn tích sản mới, thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 12/5 của Báo Hà Tĩnh.
Giá vàng hôm nay 12/5/2025: Vẫn ở mức cao

Giá vàng hôm nay 12/5/2025: Vẫn ở mức cao

Giá vàng hôm nay 12/5/2025: Giá vàng tiếp tục được điều chỉnh vào tuần trước. Nhiều ý kiến cho rằng, dù đà tăng của vàng có thể sẽ bị hạn chế trong tuần này, nhưng giá vẫn sẽ ở mức cao.
Giá vàng hôm nay 10/5/2025: Giá vàng tăng khi đồng USD yếu

Giá vàng hôm nay 10/5/2025: Giá vàng tăng khi đồng USD yếu

Giá vàng hôm nay 10/05/2025: Giá vàng đã tăng hơn 1%, khi đồng USD giảm nhẹ, trong bối cảnh thị trường đang phản ứng với những phát biểu mới nhất về thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump trước thềm cuộc gặp cuối tuần giữa Mỹ và Trung Quốc.
Không khí khẩn trương trên các công trường lớn ở Hà Tĩnh

Không khí khẩn trương trên các công trường lớn ở Hà Tĩnh

Với quyết tâm “tăng tốc về đích”, các dự án hạ tầng tại Hà Tĩnh đang được triển khai rốt ráo. Cùng với sự chủ động của nhà thầu và điều kiện thời tiết thuận lợi, tiến độ thi công đang được đảm bảo, góp phần thay đổi diện mạo địa phương.