Một ngày nọ, dưới sảnh chung cư nơi tôi sống có một dòng cáo phó dán kèm ảnh một nữ sinh 16-17 tuổi với khuôn mặt thiên thần và nụ cười trong veo. Trên đường trở về nhà, vì phải tránh những chiếc xe rác để trên đường Phạm Văn Đồng, cô bé bị một chiếc xe tải từ phía sau phóng tới...
Tôi không thể quên khuôn mặt thất thần của người cha cô bé hôm đó. Có gì đau khổ hơn khi nhận hung tin về con mình, về người thân của mình phải ra đi một cách bất ngờ và tức tưởi như thế. Đàn ông khi đau quá họ không khóc được các bạn ạ. Anh ấy gần như điên dại. Hãy tra Google dòng tít này đi "Cha đòi tự tử sau khi thấy thi thể con gái sau vụ TNGT"!
Mỗi một ngày, có hơn 30 nỗi đau như thế! Mỗi năm, có cả "sư đoàn gia đình" chung nỗi đau như hàng xóm nhà tôi. Mà nguyên nhân, có thể chỉ từ một chiếc xe rác do ai đó "hồn nhiên" vô tâm vứt bừa ra đường, có thể từ một viên đá chặn xe bị "bỏ quên", chỉ từ một cái hố không được rào chắn cẩn thận, vì một sợi dây điện bên đường, vì anh tài xế xe bus tối qua bị vợ mắng, hoặc vì sự ngu dốt và độc ác khi ai đó quăng ra đường vài chiếc đinh như một sinh kế cho khó nghèo.
Hôm kia, ở Sơn La có vụ cắm đinh vào tấm xốp để bẫy ô tô. Hôm qua, ở TPHCM một thanh niên 24 tuổi đâm trúng một cục bê tông ai đó "bỏ quên" hoặc làm rơi trên cầu vượt Thủ Đức, và chiếc xe tải từ phía sau trờ tới...
Dẫu hồn nhiên vô tâm hay chủ ý độc ác, thì đó chính là hành vi tạo ra nguy cơ nguy hiểm cho người khác, trong đó có đồng bào mình, hàng xóm mình, họ hàng mình, người thân mình, con cái mình, và chính mình.
Trong những câu chuyện đạo lý thời @, có chuyện rất thấm về cục đá rơi bên đường và ông già mà các bạn hoàn toàn có thể tra Google để dạy con cái, để suy ngẫm cho chính bản thân mình.
Thưa các bạn, tai nạn, tai họa, cái chết và nỗi đau chỉ có thể giảm thiểu nếu câu chuyện "ông già và cục đá" trở thành giáo dục, trở thành lương tâm. Chỉ có thể giảm thiểu nếu cơ quan chức năng chủ động ngăn chặn thay "vuốt đuôi mèo" bằng một tờ văn bản đề nghị kiểm tra sau khi đã xảy ra hậu quả. Chỉ có thể chấm dứt khi chính chúng ta là người thò tay nhặt viên đá trên đường, thay vì thả bên xác nạn nhân một tờ tiền lẻ.
Nguyện vọng của nhiều người dân Hương Khê (Hà Tĩnh) là cần có giải pháp xử lý thấu tình, đạt lý về vi phạm hành lang giao thông đường Hồ Chí Minh để tạo điều kiện phát triển kinh tế.
Nhiều biển báo, biển chỉ dẫn ở các tuyến đường như Hàm Nghi, Nguyễn Xí, Phan Đình Giót... tại TP Hà Tĩnh đang xuống cấp trầm trọng, bị cây xanh, biển quảng cáo che khuất, gây khó khăn cho người tham gia giao thông.
Đoạn đường dài hơn 800m thuộc địa bàn xã Cẩm Bình, TP Hà Tĩnh xuống cấp nghiêm trọng, cần được đầu tư để đảm bảo kết nối cùng hạ tầng thành phố hiện đại, văn minh.
Tiểu công viên ở khu vực ngã ba giao đường Xô Viết Nghệ Tĩnh với đường Nguyễn Công Trứ (TP Hà Tĩnh), cỏ, cây dại mọc um tùm, mất mỹ quan đô thị.
Với giá bán chỉ từ 25.000 - 40.000 đồng/hộp 500 gram, dâu tây được bày bán tràn lan tại các chợ dân sinh, cửa hàng hoa quả Hà Tĩnh khiến người tiêu dùng lo ngại về chất lượng.
Hình ảnh những tấm pano, biển quảng cáo hư hỏng, rách nát tại các địa điểm du lịch biển Hà Tĩnh gây phản cảm, mất mỹ quan, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trước thềm cao điểm.
Người tham gia giao thông trên Quốc lộ 1 đoạn qua thôn Tân Sơn, xã Kỳ Thọ, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) không khỏi bất an, bởi rãnh thoát nước 2 bên tuyến đường không có nắp đậy, nhiều cầu, cống không có lan can.
Một trong những yếu tố giúp người nổi tiếng nhận được nhiều hợp đồng quảng cáo là nhờ họ có niềm tin của công chúng. Nhưng, cũng ở “sân chơi” này, nhiều người đã “ngã ngựa” do quảng cáo sai sự thật.
Nhiều đoạn mương thoát nước trên đường Ngô Quyền (phường Thạch Trung, TP Hà Tĩnh) bị mất nắp đậy nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục, gây nguy hiểm cho người đi đường.
Khách hàng sử dụng điện ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã bị “sập bẫy” kẻ gian, mất tiền oan khi cả tin thực hiện nộp tiền điện qua mạng dưới hướng dẫn của đối tượng lừa đảo.
Đường liên xã 19/5 là huyết mạch giao thông quan trọng, đi qua các xã vùng biển ngang của thành phố Hà Tĩnh nhưng đã xuống cấp, nhỏ hẹp, rất cần được nâng cấp.
Rác thải chất đống tại nhiều vị trí dọc theo tuyến đê La Giang (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan mà còn ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
Dựa vào địa thế ven sông, cây cối um tùm, người dân Tân Lâm Hương (TP Hà Tĩnh) đã giăng lưới bẫy chim trời khiến nhiều loại chim bị tiêu diệt, trong đó một số loại chết khô trên lưới.
Cùng với tỉa dặm lúa, thời điểm này, nông dân Hà Tĩnh cũng phun thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng, song không ít người vô tư vứt vỏ thuốc tùy tiện.
Dù có biển báo cấm đi thẳng và rẽ trái song rất nhiều phương tiện khi lưu thông trên tuyến đường ĐH.36 giao với QL 1 (thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh) vẫn thản nhiên vi phạm.
Trục đường liên xã Duệ Thành (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) chằng chịt "ổ voi, ổ gà" đang gây khó khăn cho việc đi lại của Nhân dân, ảnh hưởng mỹ quan nông thôn.
Gần đây, một số shop ở Hà Tĩnh đang rộ lên phong trào bán hàng theo hình thức tổ chức mini game, thử vận may của khách hàng để mua món hàng với giá chỉ vài chục nghìn đồng.
Đường Ngọc Sơn đoạn tổ dân phố Thuận Hồng, phường Đức Thuận (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) bị xuống cấp nghiêm trọng, gây nhiều khó khăn cho đời sống người dân, ảnh hưởng mỹ quan đô thị.
Qua thời gian sử dụng, nhiều chiếc máy bán hàng tự động đặt tại TP Hà Tĩnh đã xuống cấp, thậm chí, một số ngừng hoạt động được tập kết không đúng vị trí, gây mất mỹ quan đô thị.
Huyện Lộc Hà đã được sáp nhập về huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) nhưng hệ thống biển chỉ dẫn đường chưa được thay thế, sửa chữa khiến người tham gia giao thông gặp khó.
Việc viết sai tên các nhân vật lịch sử, tiền bối cách mạng trên biển chỉ đường ở TP Hà Tĩnh vừa làm mất ý nghĩa trang trọng, vừa gây khó chịu cho người đi đường.
Tết Nguyên đán cận kề, nhiều người dân Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung lựa chọn chụp ảnh cùng áo dài truyền thống, song mỗi người cần lựa chọn trang phục, cách tạo dáng phù hợp.
Đoạn đường trục xã qua thôn Tùng Sơn, xã Nam Điền (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang xuống cấp nghiêm trọng nên người dân mong được ưu tiên kinh phí để nâng cấp, mở rộng kiên cố.
Sau nhiều năm đợi chờ, tuyến đường Cao Thắng (thị trấn Tây Sơn, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã được nâng cấp, đưa vào sử dụng trong niềm vui của hàng trăm hộ dân địa phương.
Nguồn nước phục vụ sinh hoạt, ăn uống ở đập Đá Hàn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) ô nhiễm khiến người dân bất an, gây khó khăn cho nhà máy nước sạch nên cần sớm khắc phục dứt điểm.