(Baohatinh.vn) - Thay vì lựa chọn những chuyến du lịch đến địa danh nổi tiếng trong và ngoài nước hay nháo nhào tìm lớp học hè cho con, nhiều phụ huynh ở thành thị đã tạo cho con những ngày hè thú vị và đáng nhớ bằng cách “du lịch” về quê thăm ông bà, đi câu cá...
Năm nào cũng vậy, đến dịp hè, chị Nguyễn Thị Hiên, sinh sống tại tỉnh Hòa Bình lại đưa con về quê ngoại ở xã Thạch Liên (Thạch Hà, Hà Tĩnh) để chơi với ông bà và trải nghiệm mùa hè thú vị ở quê.
Những chuyến "du lịch" về quê mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho những đứa trẻ sống xa quê
“Lấy chồng xa quê, dịp tết, thời gian không dài nên đi về cập rập, vì vậy, tôi chọn dịp hè để các con có thời gian vui chơi bên ông bà, họ hàng nhiều hơn. Vợ chồng tôi cũng muốn dạy con nhớ về cội nguồn, biết anh em, họ hàng và cuộc sống ở miền quê” - chị Hiên tâm sự.
Cùng suy nghĩ với chị Hiên, mỗi năm vào dịp hè, anh Dương Đức Cần, chị Nguyễn Thị Thúy lại có một chuyến du lịch ý nghĩa từ tỉnh Đồng Nai về quê nội ở xã Phúc Trạch (Hương Khê - Hà Tĩnh).
Anh Cần tâm sự: “Hè nào gia đình tôi cũng về quê để các con được trải nghiệm, biết thêm những điều mà ở thành phố không có. Về quê chơi còn giúp con sống trong bầu không khí trong lành, tránh xa những thiết bị điện tử. Mùa hè về, lội sông, tắm nắng, da con có đen hơn nhưng rắn rỏi hơn. Con còn biết bơi thành thạo bởi ngày nào cũng được theo ông, theo các chú đi tập. Nếu ngày trước cứ phải này nì con ăn thì bây giờ con rất tự giác. Và điều làm tôi vui nhất đó là con đã biết hết họ hàng bên nội chứ không còn nhầm lẫn như những lần trước”.
Không chỉ thế, những chuyến đi dài trên xe ô tô hay trên tàu hỏa đều là những bài học thú vị, mới mẻ với những đứa trẻ. “Trên đường về, tôi chỉ cho con quan sát dòng sông, ruộng lúa, ruộng khoai, những con bò đang gặm cỏ... để con có thêm vốn sống thực tế. Đi qua tỉnh, thành nào, tôi cũng giới thiệu một vài thông tin nổi bật của địa phương đó để con biết” - chị Thúy nói thêm.
Các em nhỏ hào hứng mỗi lần về quê được người lớn đưa đi tắm sông
Em Dương Đức Thắng - con trai anh Cần hào hứng: “Em rất vui vì mỗi dịp nghỉ hè lại được bố mẹ cho về quê với ông bà, anh chị em họ. Tụi em còn được ông nội dẫn đi chăn trâu, cắt cỏ, tắm sông, câu cá... Lúc có mưa rào, chúng em còn được tắm mưa thích lắm!”.
Để có mùa hè thực sự bổ ích và những kỷ niệm đẹp của quê hương để lại ấn tượng sâu sắc trong tuổi thơ của con, bố mẹ cần có kế hoạch cụ thể về thời gian ở quê, những nơi nên đến và đảm bảo an toàn. Cần dạy cho con cách sống tự lập, trước hết là tham gia những công việc phù hợp với lứa tuổi của con như quét nhà, cho gà ăn, hái rau... Cũng đừng quên kể cho con nghe những câu chuyện về ký ức tuổi thơ của ông bà, bố mẹ và những điều thú vị, riêng có ở miền quê của mình. Có như vậy, những mùa hè ở quê sẽ nuôi dưỡng tâm hồn con trẻ và dạy trẻ lớn lên biết sống yêu thương, có trách nhiệm với mọi người.
Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Từ những dặm dài lịch sử, TP Hà Tĩnh hôm nay đang viết tiếp hành trình mới - hành trình về khát vọng xây dựng đô thị phát triển bền vững và chính quyền phục vụ Nhân dân.
Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Dường như với mọi người, dù là du khách hay người dân địa phương, núi Nài, sông Phủ vẫn luôn là một biểu tượng đẹp và là nơi lưu giữ những trầm tích văn hóa của vùng đất Thành Sen.
Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Sau những kết quả khả quan thời gian qua, ngành Du lịch Hà Tĩnh cần đầu tư có chiều sâu và biết kể câu chuyện của riêng mình để tạo điểm nhấn khác biệt.
Khác với không khí nô nức mùa lễ hội, Hương Tích tự (Hà Tĩnh) những ngày tháng 6 làm thỏa lòng du khách bởi khung cảnh thanh tịnh, yên bình và gần gũi với thiên nhiên.
Tâm huyết, gương mẫu đi đầu và kiên trì vận động người dân là “bí quyết” giúp ông Lê Văn Phẩm - Bí thư Chi bộ thôn Phúc Thuận, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) triển khai thực hiện thành công các mục tiêu xây dựng khu dân cư kiểu mẫu.
Không chỉ đơn thuần là chỗ nghỉ chân, các homestay tại Khu du lịch Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) mang đến không gian gần gũi, thân thiện, giúp du khách hòa mình vào nhịp sống của người dân làng biển.
Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Được ví là “khu vườn” của "những cây lau bằng thép", 18 năm qua, CLB Nhà báo nữ Hà Tĩnh là nơi gắn kết để các nhà báo nữ ghi dấu ấn trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của tỉnh.
Người dân thôn Trung Tâm (xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã khai thác hiệu quả lợi thế bán sơn địa, xây dựng nhiều mô hình kinh tế vườn đồi cho thu nhập cao, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân.
Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Những “chuyến tàu” trong cuộc hành trình gần 10 năm “Tiếp sức tới trường” của Báo Hà Tĩnh đang dần cập bến. Tấm bằng đại học sau những năm nỗ lực trên giảng đường đã giúp các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tự tin trở thành bác sỹ, sỹ quan quân đội, giáo viên, phiên dịch viên…
Thật tự hào khi giữa mạch nguồn 100 năm của nghề báo, trong lòng người làm báo Hà Tĩnh vẫn luôn vang lên mệnh lệnh âm thầm mà rất đỗi thiêng liêng: “Giữ cho tròn con chữ”…
Là những người làm báo chuyên trách tuyên truyền lĩnh vực du lịch của Hà Tĩnh, chúng tôi không chỉ đi và viết, mà còn sống trong sự cảm nhận vẻ đẹp và hương vị quê hương để truyền tất cả tình yêu ấy vào từng câu chữ, khuôn hình.
Từ vùng đất nghèo khó của xã Cẩm Thịnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), bắt tay xây dựng NTM, thôn Lai Lộc gặp không ít khó khăn. Vậy nhưng, nhờ biết khai thác lợi thế của địa phương, cùng sự cần cù, chịu khó, cán bộ và Nhân dân Lai Lộc đã cùng nhau xây dựng thành công khu dân cư kiểu mẫu.
Không xô bồ, không náo nhiệt, biển Hà Tĩnh mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc. Nơi chỉ có sóng, cát, đá và bầu trời xanh thẳm - những điều giản dị mà đẹp đến nao lòng.
Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Với hệ thống hồ bơi đa dạng, nguồn nước suối tự nhiên mát lành, nhiều trò chơi dưới nước thú vị, KDL sinh thái Đá Bạc Eco (xã Nam Điền, Thạch Hà, Hà Tĩnh) là điểm trải nghiệm tuyệt vời trong ngày hè nắng nóng.
Nhờ chủ trương xây dựng NTM và quyết tâm cao, vợ chồng chị Nguyễn Thị Xuân và anh Lê Hồng Vân (Thạch Châu, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã xây dựng mô hình kinh tế vườn hộ cho thu nhập khá.
Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.
Cùng với những dự án lớn, nhiều người con Hà Tĩnh xa quê đã trở về đầu tư phát triển các mô hình lưu trú trên địa bàn, góp phần thúc đẩy ngành “công nghiệp không khói” phát triển.
Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, Hà Tĩnh có thống di sản văn hóa độc đáo và phong phú. Các giá trị văn hoá đó là chất liệu quý giá để báo chí khai thác, tôn vinh và lan tỏa.