Cứu sống sản phụ mang song thai bị tiền sản giật, thiếu máu và băng huyết

(Baohatinh.vn) - Các bác sỹ Khoa Sản - Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hà Tĩnh vừa cứu sống một sản phụ mang song thai bị tiền sản giật, thiếu máu, băng huyết do đờ tử cung.

Ngày 28/5, sản phụ Phan Thị Loan (22 tuổi, trú xã Phù Lưu, Lộc Hà) mang thai lần đầu có biểu hiện đau bụng, phù nhiều ở hai chân và ra nước âm đạo, được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa thành phố Hà Tĩnh. Tại đây, sản phụ được khám và chẩn đoán bị ối vỡ non, thiếu máu nên đã chuyển lên BVĐK tỉnh Hà Tĩnh.

Cứu sống sản phụ mang song thai bị tiền sản giật, thiếu máu và băng huyết

Niềm vui của gia đình sản phụ Loan khi 2 em bé được sinh ra an toàn, khỏe mạnh.

Sau khi nhập viện, các bác sỹ Khoa Sản - BVĐK tỉnh chẩn đoán sản phụ Loan mang song thai được 36 tuần, huyết áp 150/100mmHg, xét nghiệm nước tiểu cho thấy protein niệu 0,3g/lít nước tiểu, ối vỡ non, tiền sản giật và thiếu máu… Theo đó, tiến hành chuyển mổ cấp cứu cho sản phụ để lấy thai ra.

Sau khi lấy thai ra (2 bé trai nặng 2,5kg và 2,6kg), tử cung sản phụ co kém, chảy máu nhiều do đờ tử cung. Các bác sỹ đã tiến hành xử lý bằng các biện pháp cơ học, dùng thuốc tăng co cầm máu, thắt động mạch tử cung hai bên, khâu mũi B-Lynch để giúp co hồi tử cung. Sau 1 giờ đồng hồ, tử cung co hồi được nên tiến hành bảo tồn tử cung.

Cứu sống sản phụ mang song thai bị tiền sản giật, thiếu máu và băng huyết

Bác sỹ CKII Nguyễn Cơ Thạch - Phó Trưởng Khoa Sản kiểm tra vết mổ cho sản phụ Loan

Bác sỹ CKII Nguyễn Cơ Thạch - Phó Trưởng Khoa Sản (BVĐK tỉnh) cho biết, ngay sau khi tiếp nhận sản phụ Loan, chúng tôi đã liên hệ với Khoa Huyết học truyền máu của bệnh viện chuẩn bị 2 đơn vị máu cho cuộc mổ (vì bệnh nhân thiếu máu). Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật lấy thai, sản phụ bị chảy máu nhiều do đờ tử cung nên phải chuyền thêm 4 đơn vị máu. Mặt khác, việc bảo tồn tử cung cho sản phụ Loan cũng rất phức tạp, nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ. Qua tìm hiểu, được biết sản phụ Loan mới sinh lần đầu nên chúng tôi cố gắng hết sức để bảo tồn tử cung cho sản phụ. Hiện sức khỏe của sản phụ đã ổn định, các bé đều bú tốt, dự kiến xuất viện vào ngày 3/6.

Bác sỹ Thạch cũng khuyến cáo, những sản phụ mang thai dấu hiệu tiền sản giật có thể nhận biết khi thai phụ đang trong quá trình mang thai bình thường thì cơ thể phù lên nhiều, nặng mặt, nặng chân, đau đầu, chóng mặt, một số có đau thượng vị. Sản phụ cần đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được đo huyết áp, làm thêm xét nghiệm chẩn đoán, điều trị kịp thời. Những sản phụ thai kỳ nguy cơ cao như: đa thai, thai to, đa ối, rau bám bất thường (rau tiền đạo, rau bám thấp...) nên sinh ở bệnh viện, có đủ điều kiện cấp cứu các biến chứng như băng huyết sau sinh.

“Biện pháp tốt nhất để ngừa các biến chứng là theo dõi thai kỳ chặt chẽ, khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế. Cùng đó là nâng cao chất lượng cuộc sống và dinh dưỡng đầy đủ trong quá trình mang thai”, bác sỹ Thạch khuyến cáo thêm.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.