Đại biểu HĐND tỉnh không hài lòng khi chậm xử lý dự án cá bơn, cá mú

(Baohatinh.vn) - Chậm xử lý dự án nuôi cá bơn, cá mú không hiệu quả và bất cập trong xử lý khai thác mỏ là hai vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh trong phần chất vấn tư lệnh các ngành NN&PTNT, TN&MT chiều nay (12/12).

Đại biểu HĐND tỉnh không hài lòng khi chậm xử lý dự án cá bơn, cá mú

Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Đình Sơn điều hành phiên chất vấn

Cần xử lý dứt điểm dự án cá bơn, cá mú không hiệu quả

Mở đầu phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Thị Nhuần nêu câu hỏi với vị tư lệnh ngành nông nghiệp, tại sao giống VTNA2 qua thực tế triển khai trên đồng ruộng Hà Tĩnh các vụ sản xuất 2015-2016 chất lượng có vấn đề nhưng ngành nông nghiệp vẫn đưa vào cơ cấu bộ giống của tỉnh? Việc các đơn vị sản xuất giống, vật tư nông nghiệp tổ chức nhiều hội thảo quảng bá ngành có quản lý được?

Đại biểu HĐND tỉnh không hài lòng khi chậm xử lý dự án cá bơn, cá mú

Đại biểu Nguyễn Thị Nhuần - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh nêu câu hỏi chất vấn Giám đốc Sở NN&PTNT về chất lượng giống NA2

Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Văn Việt – Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, mặc dù có những thất bại, nhưng người dân một số vùng vẫn có nhu cầu đưa giống VTNA 2 vào sản xuất. Do đó, sau khi nghiên cứu thực tiễn ngành vẫn đưa vào nhưng có kiểm tra, kiểm soát.

Cũng theo ông Việt, trong điều kiện canh tác, về mặt khách quan, chủ quan, không có giống nào kháng bệnh hoàn toàn. Vì vậy, ngành NN&PTNT chỉ khuyến cáo dùng VTNA2 đối với một số vùng đất phù hợp. Đây vừa là thực tiễn, vừa là đúng quy định pháp luật.

Đại biểu HĐND tỉnh không hài lòng khi chậm xử lý dự án cá bơn, cá mú

Liên quan đến dự án nuôi cá bơn, cá mú do 3 doanh nghiệp triển khai tại Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên năm 2015 không hiệu quả, đại biểu Đặng Quốc Cương nêu câu hỏi ngành nông nghiệp có đánh giá hiệu quả mô hình này như thế nào? và có hướng giải quyết đối với các doanh nghiệp ra sao?

Đại biểu HĐND tỉnh không hài lòng khi chậm xử lý dự án cá bơn, cá mú

Đại biểu Đặng Quốc Cương chất vấn Giám đốc Sở NN&PTNT

Đại biểu Nguyễn Văn Việt cho biết, về mặt chuyên môn, dự án đã chuyển giao KH&CN thành công. Tuy nhiên, đầu ra tiêu thụ sản phẩm và nguồn giống đưa vào gặp nhiều khó khăn. Đối với giải quyết tài chính đối với doanh nghiệp khi thực hiện dự án, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát giải quyết nội dung này. Về phía ngành, đề nghị UBND tỉnh cho phép các DN chuyển đổi mục đích dự án, nếu không có hiệu quả…

Liên quan đến giải quyết tài chính cho các DN thực hiện dự án cá bơn, cá mú, ông Hà Văn Trọng – Giám đốc Sở Tài chính cho biết, vấn đề chậm được xử lý là do chưa thống nhất được cơ sở pháp lý. Vấn đề là phải làm rõ được trách nhiệm làm chậm dự án do chủ tư hay do các địa phương?!

Đại biểu HĐND tỉnh không hài lòng khi chậm xử lý dự án cá bơn, cá mú

Ông Hà Văn Trọng – Giám đốc Sở Tài chính làm rõ thông tin liên quan đến ngành

Ngay sau đó, đại biểu Cương khẳng định, để triển khai dự án, huyện đã rất quyết liệt GPMB, động viên nhà đầu tư khẩn trương triển khai dự án. Vì vậy, các sở, ngành liên quan cần làm rõ, trả lời dứt điểm, hạn chế thiệt hại cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến công tác vận động, tuyên truyền của địa phương.

Cũng liên quan đến ngành nông nghiệp, đại biểu Trần Hậu Tám bày tỏ băn khoăn, hiện nay, diện tích trồng cam, bưởi đã vượt quy hoạch, nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng và vấn đề tiêu thụ, giá cả. Vậy, với trách nhiệm của mình, ngành nông nghiệp đã có những khuyến cáo, giải pháp gì?

Đại biểu HĐND tỉnh không hài lòng khi chậm xử lý dự án cá bơn, cá mú

Đại biểu Trần Hậu Tám

Ông Nguyễn Văn Việt cho biết, vấn đề này ngành cũng rất quan tâm, trăn trở và đã mời các chuyên gia Bộ NN vào làm việc để tư vấn về thị trường, quản lý dịch bệnh. Đến nay, diện tích cam đã đạt khoảng 6.700 ha (vượt quy hoạch 2.700 ha); diện tích bưởi vượt quy hoạch 400ha. Dự báo với đà này sẽ rất nguy hiểm. Trong khi đặc thù cam làm nhà máy chế biến cam ép, xuất khẩu đang khó khăn, phải có DN đủ mạnh.

Đại biểu HĐND tỉnh không hài lòng khi chậm xử lý dự án cá bơn, cá mú

Về phía ngành đã, đang tiếp tục khuyến cáo không mở rộng diện tích cây ăn quả, đặc biệt là cam. Tiếp tục đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất chất lượng thương hiệu của cam trên diện tích đã có; hướng tới truy xuất nguồn gốc, chứng nhận VietGAP. Đầu tư nâng cấp cơ sở sản xuất giống cây ăn quả. Tích cực kêu gọi các dự án đầu tư, nghiên cứu sản xuất giống.

Đại biểu HĐND tỉnh không hài lòng khi chậm xử lý dự án cá bơn, cá mú

Liên quan đến vấn đề một số đại biểu chất vấn về chất lượng giống và vật tư NN còn bỏ ngõ, thiếu quản lý, hậu quả người dân chịu, Chủ tọa kỳ họp - Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Đình Sơn đề nghị ngành nông nghiệp phải nghiêm túc nhìn rõ bài học sâu sắc xung quanh quản lý giống, đặc biệt là giống Thiên ưu 8 trong vụ hè thu 2017 bị nhiễm bệnh đạo ôn, gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp tỉnh nhà.

Đại biểu HĐND tỉnh không hài lòng khi chậm xử lý dự án cá bơn, cá mú

“Đây là giống kháng đạo ôn bình thường nhưng trên bao bì quảng cáo lại ghi là đặc biệt kháng bệnh đạo ôn. Nhưng cơ quan quản lý không giám sát được. Đây là bài học về công tác quan lý. Khi đã bị nhiễm bệnh chúng ta thiếu chủ động trong dự báo, cảnh báo, phòng trừ” - Chủ tịch HĐND tỉnh nhắc lại trách nhiệm của ngành nông nghiệp.

Sở chưa nắm được có bao nhiêu vùng có trữ lượng cát trên sông

Phần chất vấn tư lệnh ngành Tài nguyên – Môi trường bắt đầu với ý kiến của đại biểu Trần Viết Hậu - Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh.

Đại biểu HĐND tỉnh không hài lòng khi chậm xử lý dự án cá bơn, cá mú

Đại biểu Trần Viết Hậu đặt vấn đề: “Vừa qua, việc rà soát các điểm mỏ để quy hoạch vật liệu thông thường đã cho thấy cách làm theo kiểu cú nhát. Việc bổ sung các điểm mỏ rất quan trọng, vậy tại sao ngành lại không trình UBND tỉnh bổ sung, điều chỉnh cấp các điểm mỏ?”.

Cùng mối quan tâm về vấn đề cấp mỏ, đại biểu Nguyễn Thị Thúy Nga nêu thực trạng và đặt câu hỏi: Giải pháp nào để đảm bảo quản lý khoáng sản trong khi phải đảm bảo nguồn cung vật liệu xây dựng cho các xã xây dựng NTM? Việc đóng cửa mỏ, hoàn thổ tại mỏ vật liệu thông thường đang gặp khó khăn? Đại biểu Đoàn Đình Anh cũng băn khoăn: Khi nào thì việc điều chỉnh quy hoạch mỏ được thực hiện?

Đại biểu HĐND tỉnh không hài lòng khi chậm xử lý dự án cá bơn, cá mú

Đại biểu Nguyễn Thị Thúy Nga nêu câu hỏi chất vấn

Trả lời câu hỏi của các đại biểu, Giám đốc Sở TN&MT Hồ Huy Thành cho rằng: Sở đã rà soát, đề xuất UBND tỉnh bổ sung quy hoạch mỏ vật liệu thông thường. Định hướng quy hoạch được thực hiện theo vùng, từ 4 – 5 xã cấp một mỏ. Việc nhiều mỏ hết hạn nhưng không đóng cửa mỏ, ông Hồ Huy Thành giải thích: Theo thẩm quyền, cấp huyện phê duyệt nội dung này và chi phí phục hồi môi trường sau khai thác do huyện ký với mức giá thấp nên không đủ chi phí để doanh nghiệp tiến hành phục hồi, nhiều nơi doanh nghiệp không làm. Thời gian tới, chúng tôi sẽ rà soát, xử lý, có những mỏ sẽ trình UBND đóng cửa.

Đại biểu HĐND tỉnh không hài lòng khi chậm xử lý dự án cá bơn, cá mú

Đoàn chủ tọa Kỳ họp

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Huy Hùng về việc cần thiết phải quy hoạch các vùng có trữ lượng cát trên sông vào khai thác, có bao nhiêu vùng có trữ lượng để đưa vào quy hoạch, ông Hồ Huy Thành cho hay: Nhiều vị trí không phù hợp để thực hiện khai thác, như là các điểm dọc sông Ngàn Sâu. Hiện tại, Sở chưa nắm được có bao nhiêu vùng có trữ lượng để đưa vào quy hoạch nên sẽ có báo cáo trả lời bằng văn bản sau.

Đại biểu HĐND tỉnh không hài lòng khi chậm xử lý dự án cá bơn, cá mú

Đại biểu Nguyễn Huy Hùng - Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh chất vấn Giám đốc Sở TN&MT

Ngoài nội dung trên, nhiều đại biểu cũng nêu những câu hỏi về đảm bảo môi trường tại các vùng nuôi trồng thủy sản; quy hoạch nuôi tôm; trách nhiệm của cấp huyện, xã trong việc bảo vệ môi trường…

Chủ đề Kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Đọc thêm

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Dưới sự chủ trì phối hợp của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, các lực lượng công an, quân sự, hải quan, kiểm lâm… đã cùng vào cuộc hiệu quả chung tay bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.