Đầu tư lớn về cơ sở vật chất để dạy bơi cho trẻ em Đức Thọ

(Baohatinh.vn) - Với mục đích hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn đuối nước ở trẻ em, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đặc biệt quan tâm đầu tư nguồn lực cho chương trình bơi an toàn.

Huyện Đức Thọ vừa được UBND tỉnh và các sở, ngành lựa chọn tổ chức Lễ phát động Tháng Hành động vì trẻ em năm 2024; Lễ phát động chương trình dạy bơi, học bơi năm 2024; Liên hoan các CLB tuyên truyền măng non phòng, chống đuối nước cho trẻ em. Đó không phải ngẫu nhiên mà nhờ những kết quả nổi bật của địa phương về giáo dục, tuyên truyền, đầu tư cho chương trình dạy bơi, học bơi, phòng chống đuối nước trẻ em.

3.jpg
Tiết mục văn nghệ "Hãy nói không với đuối nước" do giáo viên, học sinh Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ biểu diễn tại Lễ phát động Tháng Hành động vì trẻ em năm 2024.

Ông Hoàng Xuân Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ cho biết: “Nhiều năm qua, phòng chống đuối nước trẻ em đã trở thành một nội dung quan trọng, được huyện tập trung huy động sự chung tay, vào cuộc của các cấp, ngành, đoàn thể, nhà trường, gia đình, doanh nghiệp... để đầu tư, kêu gọi nguồn lực xây dựng bể bơi, mở các lớp học bơi cho học sinh. Huyện cũng chỉ đạo các địa phương, trường học đưa chương trình giáo dục bơi an toàn vào tất cả các cấp học trên địa bàn...".

1.jpg
Đức Thọ đầu tư và kêu gọi nguồn lực xã hội hóa xây dựng 13 bể bơi trị giá gần 34 tỷ đồng tại các trường học trên địa bàn.

Từ năm 2020 đến nay, toàn huyện Đức Thọ đã đầu tư và kêu gọi nguồn lực xã hội hóa để xây dựng 13 bể bơi tại các trường học (7 bể bơi cứng trị giá khoảng 28 tỷ đồng, 6 bể bơi di động trị giá gần 6 tỷ đồng). Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 2 bể bơi được các doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng. Hệ thống bể bơi này đều đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định; phục vụ cơ bản nhu cầu dạy bơi, học bơi của học sinh các cấp học và người dân trên địa bàn.

Trang bị kỹ năng bơi, cứu đuối an toàn là nội dung mà các trường học ở huyện Đức Thọ đã đưa vào chương trình ngoại khóa.

Trang bị kỹ năng bơi, cứu đuối an toàn là nội dung mà các trường học ở huyện Đức Thọ đã đưa vào chương trình ngoại khóa.

Được xây dựng với chi phí hơn 4,1 tỷ đồng từ nguồn đầu tư của huyện và nguồn huy động xã hội hóa, bể bơi của Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ đảm bảo về diện tích, chất lượng nước; trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ phục vụ dạy bơi, học bơi…

Cô Phạm Thị Phương Lê - Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ cho biết: “Môn bơi đã được đưa vào chương trình học ngoại khóa cho học sinh toàn trường, có giáo viên chuyên trách đảm nhận. Ngoài ra, trong mùa hè này, học sinh ở các trường khác có nhu cầu học bơi cũng có thể đăng ký học tại đây”.

Hào hứng cùng các bạn tham gia lớp học bơi đầu hè, tại Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ, em Đậu Thảo Linh (học sinh lớp 3) cho biết: “Khi tham gia khóa học này, chúng em được thầy giáo hướng dẫn rất tận tình kỹ thuật bơi, cách giữ an toàn trong môi trường nước. Sau một số buổi học, em đã tự tin hơn nhiều khi xuống nước".

6.jpg
Đoàn thanh niên cắm biển cảnh báo tại các khu vực có nguy cơ đuối nước.

Ngoài chương trình dạy bơi, học bơi được các trường học chú trọng, xây dựng thành kế hoạch ngoại khóa cho các bậc học thì sự vào cuộc tích cực, trách nhiệm của đoàn thanh niên cũng đã góp phần trang bị kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho các em nhỏ ở Đức Thọ.

Theo đó, hằng năm, các cấp bộ đoàn đều chỉ đạo, phối hợp đoàn, đội các trường học có bể bơi khai giảng các lớp học bơi cho hàng trăm học sinh; đoàn xã, thị trấn thường xuyên sinh hoạt phòng chống đuối nước, lắp đặt hệ thống cảnh báo nguy cơ tại các khu vực nguy hiểm. Cùng đó, tuổi trẻ Đức Thọ cũng thường xuyên tuyên truyền về công tác phòng, chống đuối nước qua hệ thống loa phát thanh, mạng xã hội…

Anh Nguyễn Tuấn Anh - Phó Bí thư Huyện đoàn Đức Thọ cho biết: “Từ đầu năm đến nay, đoàn thanh niên đã phối hợp tổ chức 20 lớp dạy bơi cho khoảng 600 em học sinh, trong đó, miễn phí cho nhiều trẻ em hoàn cảnh khó khăn. Trong dịp hè này, Huyện đoàn tiếp tục kêu gọi nguồn lực để khai giảng các lớp bơi; phối hợp Phòng GD & ĐT tổ chức giải bơi “Đường đua xanh” lần thứ 2 để tuyên truyền, khích lệ phong trào dạy bơi, học bơi cho trẻ em trên địa bàn”.

bqbht_br_aimg-4344-9142.jpg
Tỉnh đoàn, Hội đồng Đội tỉnh và Sở GD&ĐT hỗ trợ Trường Tiểu học Yên Hồ tổ chức 1 khóa dạy bơi miễn phí và các thiết bị dạy bơi, học bơi trị giá 10 triệu đồng.

Nhằm phát huy hiệu quả của hệ thống bể bơi, trang bị kỹ năng bơi an toàn cho trẻ em, mùa hè 2024, huyện Đức Thọ đặt mục tiêu sẽ dạy bơi thành công cho khoảng 2.000 em, trong đó, miễn phí cho 250 trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Với sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương, ban ngành, đoàn thể, tin rằng, huyện Đức Thọ sẽ hoàn thành mục tiêu nói trên để trẻ em trên địa bàn sẽ được trang bị kỹ năng an toàn trong môi trường nước và có một mùa hè bổ ích, ý nghĩa.

Đọc thêm

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.