Australia yêu cầu tất cả những người nhập cảnh phải cách ly 14 ngày

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh số người bị Covid-19 tại Australia đã lên đến hơn 250 trường hợp, tăng ít nhất 50 ca chỉ trong 1 đêm.

Chiều 15/3, Chính phủ Australia thông báo chính thức yêu cầu tất cả mọi người nhập cảnh vào nước này đều phải cách ly 14 ngày nhằm làm giảm sự lây lan của Covid-19 tại nước này. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh số người bị Covid-19 tại Australia đã lên đến hơn 250 trường hợp, tăng ít nhất 50 ca chỉ trong 1 đêm.

Australia yêu cầu tất cả những người nhập cảnh phải cách ly 14 ngày

Thủ tướng Australia Scott Morrison. Ảnh: Reuters

Tại cuộc họp báo chiều 15/3, Thủ tướng Australia Scott Morrison thông báo việc thắt chặt kiểm soát đối với tất cả những người nhập cảnh, bao gồm cả công dân Australia nhằm làm giảm tình trạng số ca Covid-19 xâm nhập vào nước này.

“Để đối phó với dịch bệnh, bắt đầu từ đêm nay, chúng tôi yêu cầu tất cả mọi người nhập cảnh vào Australia phải tự cách ly trong 14 ngày. Đồng thời, trong 30 ngày tới, chính quyền Australia cũng sẽ cấm các du thuyền rời cảng nước ngoài ngoài đến nước này”, ông Morrison nói.

Mặc dù việc cách ly là tự nguyện nhưng nếu không thực hiện, cảnh sát sẽ được quyền can thiệp để buộc những đối tượng này phải tuân thủ quy định. Bên cạnh đó, chính quyền Australia cũng đề nghị mọi người không đến thăm các trung tâm tâm chăm sóc người già, không nên bắt tay nhau và không nên tham dự các cuộc tụ tập từ 500 người trở lên.

Tuy nhiên, trong bối cảnh này, Thủ tướng Scott Morrison cho rằng vẫn không nên đóng cửa các trường học vì sẽ gây ra nhiều tác hại hơn là điều tích cực bởi ít trẻ em bị Covid-19 và nếu có thì triệu chứng cũng nhẹ. Còn nếu đóng cửa các trường học thì các gia đình phải sắp xếp người ở nhà để chăm sóc các con, trong đó sẽ có không ít nhân viên y tế. Trong bối cảnh các nhân viên y tế đang phải căng sức, việc nhiều người phải nghỉ làm để ở nhà trông con sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc sức khỏe cho mọi người và đặc biệt là những người bị Covid-19.

Mặc dù trong giai đoạn một, Australia đã thành công khi sớm ngăn chặn nguồn lây nhiễm từ Trung Quốc song Giáo sư Paul Kelly, Phó Giám đốc y tế quốc gia cho biết, trong giai đoạn 2, tình hình sẽ diễn biến phức tạp hơn do nguồn lây lan dịch đến từ nhiều quốc gia và đặc biệt là đây là thời điểm Australia bước vào mùa đông:

“Điều khác biệt là Australia chúng ta chưa bước vào mùa đông. Chúng ta đều thấy là tất cả các quốc gia mà dịch Cô-vít 19 bùng phát mạnh đều ở bắc bán cầu và dịch bệnh phát triển vào những tháng mùa đông. Thời kỳ này cũng là mùa của cúm. Đây là các nhân tố môi trường tạo điều kiện cho virus phát tán mạnh tại Bắc Mỹ, Trung Quốc, các khu vực phía Bắc của Châu Á và cả khu vực Châu Âu”, ông Kelly nói.

Chính vì vậy, vào thời gian tới, số ca bị Covid-19 sẽ gia tăng tại Australia. Chính phủ nước này sẽ tiếp tục theo dõi tình hình và nhanh chóng bổ sung các biện pháp cần thiết để ứng phó kịp thời.

Theo VOV

Đọc thêm

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Luật sư Steve Sadow của ông Trump ca ngợi quyết định hủy bỏ 2 cáo buộc lần này của Thẩm phán hạt Fulton của bang Georgia Scott McAfee là một chiến thắng.
Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier cho biết, trong tuần tới, nước này sẽ có chính phủ mới. Hiện ông đang khảo sát các ứng cử viên để điều hành các bộ và cần nhận được sự ủng hộ của Quốc hội treo tại nước này.
Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

(NLĐO) - Một số quan chức, nhà tài trợ và cố vấn Đảng Cộng hòa cho biết ông Donald Trump đã làm hỏng cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris dù ông Trump tự khen ngợi màn thể hiện của chính mình.
Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật đạt mức cao nhất kể từ đầu năm so với đồng USD, giữa lúc ứng cử viên tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump bắt đầu cuộc tranh luận đầu tiên trước cuộc bỏ phiếu vào tháng 11.
Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Sáng 11/9 (giờ Việt Nam, tối 10/9 theo giờ Mỹ), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia (NCC) ở Philadelphia, Pennsylvania. Giới quan sát nhận định trong “màn so găng đầu tiên” này, ứng cử viên nào chiếm thế áp đảo sẽ có thể tạo đà tâm lý thuận lợi cũng như giành ưu thế đáng kể trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới.