Điểm sáng kinh tế biển ở Lộc Hà

(Baohatinh.vn) - Với những tiềm năng, lợi thế, sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ngành và tình yêu lao động, yêu biển của mỗi người dân đã mang đến cho bức tranh kinh tế biển ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) gam màu sáng với nhiều điểm nhấn…

Khai thác tốt “quà tặng” của biển

Mỗi sáng mai, cảng biển Thạch Kim lại sôi động như bao ngày. Thuyền bè ra vào tấp nập, hải sản tươi ngon đủ các loại được ngư dân khệ nệ mang lên bờ để bán cho thương lái.

Điểm sáng kinh tế biển ở Lộc Hà

Cứ mỗi sớm mai thức dậy, cảng cá Thạch Kim lại trở nên sôi động, thuyền bè tấp nập

Ông Trần Đình Hưng - Chủ tịch UBND xã Thạch Kim thông tin: “Hiện nay, địa phương có 106 tàu thuyền, trong đó 24 chiếc trên 90 CV, sử dụng 650 lao động nghề cá. Trong 5 năm qua, bình quân ngư dân Thạch Kim đánh bắt được 18-29 ngàn tấn/năm, tương đương về 70-90 tỷ đồng, chiếm 20% tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của xã. Riêng 7 tháng đầu năm nay, ngư dân đã khai thác được gần 13.000 tấn, trị giá 50 tỷ đồng…”.

Nghề khai thác thủy sản trên biển chủ yếu tập trung ở xã Thạch Kim, Thịnh Lộc và thị trấn Lộc Hà với đội tàu đánh bắt 474 chiếc (trong đó có 2 tàu vỏ thép công suất 800 CV) với tổng công suất 32.124 CV. Tàu thuyền của ngư dân Lộc Hà hoạt động trên cả 3 tuyến từ vùng ven bờ, đến vùng lộng và vùng khơi. Phương thức khai thác vừa truyền thống, vừa hiện đại.

Điểm sáng kinh tế biển ở Lộc Hà

Mỗi sớm mai về, ngư dân Lộc Hà lại mang “quà tặng” của biển khơi lên bờ đi khắp các nẻo chợ quê...

Với sự bền bỉ, kiên trì, sản lượng đánh bắt hải sản các loại bình quân trong 5 năm qua đạt 4.707 tấn/năm; riêng 6 tháng đầu năm nay đạt 2.567 tấn và cả năm ước đạt 5.305 tấn, giúp Lộc Hà có được nguồn thu khoảng 254 tỷ đồng. Dự kiến, đến cuối năm 2025 sản lượng đánh bắt toàn huyện đạt 6.353 tấn, thu về hơn 305,3 tỷ đồng.

Lĩnh vực nuôi trồng nhiều chuyển biến

Anh Trần Văn Minh ở tổ dân phố Xuân Hòa, thị trấn Lộc Hà là người tiên phong trong việc nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng có nhà che, dùng sục khí với chi phí đầu tư hạ tầng ban đầu gần 1 tỷ đồng. Sau 3 vụ nuôi, 3 khu ao xây (khoảng 300 m2) của gia đình anh đã cho tổng sản lượng 15 tấn, tôm phát triển nhanh, ít dịch bệnh. Sau khi trừ chi phí sản xuất, mỗi vụ gia đình anh lãi khoảng 200-250 triệu đồng.

Điểm sáng kinh tế biển ở Lộc Hà

Bí thư Huyện ủy Lộc Hà Nguyễn Thế Hoàn kiểm tra mô hình nuôi tôm trong nhà bằng bể xi măng của anh Trần Văn Minh (thị trấn Lộc Hà)

Những năm gần đây, nhiều hộ ở Lộc Hà đã chuyển từ nuôi tôm sú sang tôm thẻ chân trắng, từ nuôi quảng canh sang thâm canh. Tôm được ương trong nhà dèo, nuôi trong ao đất vỗ bờ, lót bạt, bể xi măng... cho hiệu quả kinh tế cao. Trong số này có thể kể đến mô hình của anh Trần Văn Ân, Trần Văn Đức (thị trấn Lộc Hà), Nguyễn Văn Mại (Hộ Độ)...

Người dân Lộc Hà cũng đã tận dụng tốt tiềm năng, lợi thế để nuôi trồng các loại thủy sản như: hến, cua, cá chẽm, cá mú, cá hồng mỹ, cá trô, cá đối mục (mặn lợ); cá mè, trắm, chép, diêu hồng, rô phi đơn tính (nước ngọt)... Nhờ tích cực ứng dụng KHKT, mạnh dạn đầu tư, chủ động nguồn giống và thức ăn chất lượng nên hiệu quả kinh tế từ nuôi trồng thủy sản ở Lộc Hà ngày càng được nâng lên.

Điểm sáng kinh tế biển ở Lộc Hà

Tận dụng diện tích đất mặt nước ven sông, người dân xã Hộ Độ đang phát triển diện tích, quy mô nuôi trồng thủy sản ở vùng Hà Vọoc

Theo ông Võ Tá Bình - Trưởng phòng NN&PTNT huyện: “Hiện nay, huyện có gần 500 ha nuôi trồng thủy sản và phấn đấu đến năm 2025 sẽ đạt 525 ha. Trong 5 năm qua, lĩnh vực nuôi trồng đã mang về gần 1.924 tấn thủy sản các loại, tương đương khoảng 117 tỷ đồng.

Riêng năm nay, toàn huyện nuôi trồng 438 ha, trong đó có 87 ha tôm, cho sản lượng 1.644 tấn. Phấn đấu đến cuối năm 2025, lĩnh vực này sẽ có 4.247 tấn thủy sản nuôi trồng các loại, cho nguồn thu gần 257,9 tỷ đồng”.

Điểm sáng kinh tế biển ở Lộc Hà

Diện tích nuôi tôm ao lót bạt ở thị trấn Lộc Hà đang cho năng suất cao, phát huy hiệu quả kinh tế tốt...

Ông Nguyễn Văn An - Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà nhấn mạnh: “Thời gian tới, huyện tiếp tục phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh, công nghệ cao gắn với chấn chỉnh quản lý quy hoạch các vùng nuôi để đảm bảo môi trường, an toàn dịch bệnh; nâng cao năng lực, tích cực ứng dụng KHKT vào sản xuất; đẩy mạnh khai thác, đánh bắt xa bờ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá, gắn với phòng, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản”.

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng giảm khi giá ổn định sau khi đạt mức cao kỷ lục, trong khi nhu cầu trú ẩn an toàn trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Giá xăng giảm, dầu tăng

Giá xăng giảm, dầu tăng

Giá xăng giảm trong khi các mặt hàng dầu quay đầu tăng từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Đua nhau phá kỷ lục

Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Đua nhau phá kỷ lục

Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Sau khi giá vàng thế giới phá kỷ lục vào ngày 30/10, giá vàng nhẫn 9999 cũng tăng mạnh vượt mốc giá 89 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng cũng tăng thêm 1 triệu đồng/lượng.
Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, mật ong Thức Dung (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường.
Thị xã Hồng Lĩnh tạo đột phá, vươn tầm cao mới

Thị xã Hồng Lĩnh tạo đột phá, vươn tầm cao mới

Hai năm liền đứng đầu về chỉ số DDCI, thu hút đầu tư đạt được nhiều kết quả quan trọng cho thấy TX Hồng Lĩnh đang vững bước trên hành trình trở thành đô thị hạt nhân phía Bắc Hà Tĩnh.
Hiện đại hóa nghề làm bánh đa nem ở TP Hà Tĩnh

Hiện đại hóa nghề làm bánh đa nem ở TP Hà Tĩnh

TP Hà Tĩnh đang tích cực xây dựng thương hiệu bánh đa nem với mục tiêu đưa việc áp dụng các quy chuẩn và tiêu chuẩn chất lượng vào sản xuất gắn với mở rộng thị trường tiêu thụ.