Đô cử Lê Văn Công đoạt huy chương đồng Paralympic 2024

Do đang chấn thương vai, đô cử Lê Văn Công chỉ đoạt huy chương đồng nội dung cử tạ Paralympic Paris 2024.

Hạng 49kg nam có chín VĐV. Các đô cử thi đấu ba lượt, theo thứ tự mức tạ đăng ký thấp đến cao. Lê Văn Công khởi đầu với 171 kg và thành công. Hai đối thủ nặng ký khác cũng nâng được mức đăng ký ban đầu là Kayapinar (Thổ Nhĩ Kỳ, 172 kg) và Omar Qarada (Jordan, 175 kg). Do đó, sau lượt đầu, Văn Công xếp thứ ba trong nhóm cạnh tranh huy chương.

Ở lượt hai, Văn Công đăng ký mức 176 kg nhưng thất bại, trong Kayapinar thành công mức 176 kg và Omar Qarada mức 177 kg. Vị trí trong top 3 không thay đổi, nhưng cơ hội để Văn Công tranh HC vàng là rất khó.

Văn Công thi đấu ở hạng 49kg nam tại Paralympic Paris 2024 ngày 4/9.
Văn Công thi đấu ở hạng 49kg nam tại Paralympic Paris 2024 ngày 4/9.

Tại Paralympic Tokyo 2020, Văn Công từng cạnh tranh HC vàng với Qarada. Cả hai cùng thành công ở mức 173 kg, nhưng do nặng hơn 0,1 kg nên đô cử của Việt Nam chỉ giành HC bạc. Đến với Paris lần này, Văn Công chấn thương vai vì phải thi đấu nhiều giải để đạt chuẩn. Do đó, anh đặt quyết tâm giành HC đồng.

Ở lượt cuối, có chút lo lắng cho Văn Công khi Adelaide đăng ký mức tạ 172 kg. Nếu thành công, đô cử chủ nhà sẽ vượt lên để giành HC đồng. Dù vậy, Adelaide không thành công và Văn Công nắm chắc HC đồng. Lúc này, để có HC bạc hoặc HC vàng, Văn Công mạo hiểm với mức tạ 181 kg nhưng bất thành.

Cuối cùng, Kayapinar nâng thành công 180 kg để đoạt HC bạc, còn Qarada hoàn thành 181 kg để giành HC vàng lần thứ hai liên tiếp.

Văn Công (phải) nhận HC đồng ở hạng 49kg nam tại Paralympic Paris 2024 ngày 4/9.
Văn Công (phải) nhận HC đồng ở hạng 49kg nam tại Paralympic Paris 2024 ngày 4/9.

Lê Văn Công sinh năm 1984 tại Hà Tĩnh. Anh chào đời với đôi chân bị teo tóp - di chứng từ việc mẹ bị sốt xuất huyết trong lúc mang thai. Do gia đình nghèo khó, ở tuổi đôi mươi Văn Công quyết định vào Nam.

Tại TP HCM, anh xin học sửa chữa điện tử ở trường dạy nghề cho người khuyết tật, đồng thời làm thêm ở xưởng mộc để tự nuôi sống. Ra trường, Công xin việc nhiều nơi nhưng không ai nhận. Anh đành phải đi tìm việc khác với thù lao ít ỏi, như chỉnh sửa hình ảnh vi tính, và thậm chí đánh văn bản với thù lao chỉ 200 đồng trên hai mặt giấy.

Nhưng những công việc ấy vô tình giúp Công bén duyên với cử tạ tại Trung tâm TDTT quận Tân Bình. Chỉ sau một thời gian ngắn làm quen, anh đã gặt hái thành quả đầu tiên: HC bạc giải quốc gia 2005. Sau đó, thành tích liên tục đến với Công như HC vàng châu Á 2007, HC bạc thế giới 2007, HC vàng Para Games 2009, 2014, HC bạc thế giới tháng 2014, HC vàng Đại hội thể thao châu Á 2014, HC vàng châu Á 2015, phá kỷ lục thế giới tại Paralympic 2016, HC vàng và lập kỷ lục thế giới năm 2017 rồi HC bạc Paralympic Tokyo 2020.

Dù vậy, những thử thách chưa ngừng đeo bám Văn Công. Đô cử 40 tuổi từng bị tai nạn xe máy, dẫn đến chấn thương khớp vai năm 2011 và phải nghỉ thi đấu ba năm. Sau khi dành dụm được chút tiền từ các thành tích, anh chuyển nhà từ Long An lên Hóc Môn, TP HCM. Nhưng giai đoạn đầu, giấy tờ trục trặc, có lúc tưởng như mất trắng vì bị lừa. Sau khi cầu cứu khắp nơi, gia đình anh mới có chỗ dung thân. Công việc kinh doanh, mở tiệm kinh doanh âm thanh - ánh sáng cũng khó khăn, đến mức phải cắt giảm nhân viên. Để cải thiện cuộc sống, đôi lúc anh còn kinh doanh bất động sản hay buôn bán trái cây...

23h tối nay, đô cử còn lại của Việt Nam là Nguyễn Bình An sẽ thi đấu chung kết hạng 54kg nam. VĐV sinh năm 1985 từng hai lần giành HC vàng Asian Para Games các năm 2014, 2018 nhưng cơ hội giành huy chương ở Paralympic rất khó vì anh gặp nhiều đối thủ mạnh đến từ Kazakhstan, Pháp và Hy Lạp.

vnexpress.net

Đọc thêm

Nghị lực của Ánh

Nghị lực của Ánh

Sinh ra không có bố, mẹ mắc bệnh thần kinh, 12 tuổi Nguyễn Thị Hồng Ánh (SN 2006, trú thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang) được đưa vào Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh. Không đầu hàng trước số phận, em đã vươn lên trong học tập để bước vào giảng đường đại học với số điểm 28,25.
 Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Phát huy các giá trị truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) không ngừng nỗ lực vươn lên, đạt nhiều thành tựu trong xây dựng quê hương, đất nước.
Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Từ những điệu ví, câu hò của ông cha xưa, ngày nay, dân ca ví, giặm được tiếp biến trong nhiều loại hình nghệ thuật, tạo sức sống bền lâu trong đời sống của người dân Hà Tĩnh cũng như cả nước.
Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Cùng với cả nước, suốt những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh đã phát huy tốt tinh thần, hào khí Cách mạng tháng Tám năm 1945 để xây dựng quê hương ngày càng phát triển, vững mạnh.
Dưới trời thu xanh thắm...

Dưới trời thu xanh thắm...

Tháng Tám về gọi dậy cả miền ký ức hào hùng của lịch sử, đặc biệt là không khí của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 trong lòng mỗi người dân Hà Tĩnh nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Trên những vùng quê cách mạng ở Hà Tĩnh

Trên những vùng quê cách mạng ở Hà Tĩnh

Mỗi độ tháng Tám về, lòng người Hà Tĩnh thường nghĩ đến những ngày đầu làm cách mạng của cha ông. Trong dòng hồi tưởng ấy, chúng tôi có dịp về thăm một số vùng quê cách mạng nổi tiếng năm xưa.
Thêm 14 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Hà Tĩnh

Thêm 14 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Hà Tĩnh

Việc được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh sẽ là cơ sở để các địa phương sở hữu di tích trên địa bàn Hà Tĩnh tăng cường công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.
Hương sắc mùa thu

Hương sắc mùa thu

Khi chuỗi ngày nắng gắt kết thúc và những cơn mưa bất chợt ùa về làm hồi sinh màu xanh những rừng cây, cánh đồng… cũng là lúc mùa thu bắt đầu gõ cửa trên mỗi miền quê Hà Tĩnh.
Bút hiệu của danh họa Nguyễn Phan Chánh là gì?

Bút hiệu của danh họa Nguyễn Phan Chánh là gì?

Danh họa Nguyễn Phan Chánh quê ở phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Ông được coi là người đặt nền tảng cho tranh lụa Việt Nam hiện đại. Lần đầu tiên công chúng Pháp biết đến tranh lụa Việt Nam là qua bút pháp của Nguyễn Phan Chánh.