Dư nợ chương trình giải quyết việc làm ở Hà Tĩnh tăng 39,9%

(Baohatinh.vn) - Dư nợ chương trình giải quyết việc làm theo Nghị định 61/2015/NĐ-CP tại Hà Tĩnh hiện đã đạt gần 160 tỷ đồng, tăng 39,9% so với cuối năm 2019.

Dư nợ chương trình giải quyết việc làm ở Hà Tĩnh tăng 39,9%

Một phiên giao dịch của Ngân hàng Chính sách - xã hội tỉnh Hà Tĩnh

Dư nợ chương trình tín dụng cho vay giải quyết việc làm theo Nghị định 61/2015/NĐ-CP trên địa bàn Hà Tĩnh đến nay đã đạt gần 160 tỷ đồng với 4.245 khách hàng dư nợ, tăng 39,9% so với thời điểm cuối năm 2019.

Theo rà soát, những địa phương có dư nợ lớn như: TX Hồng Lĩnh 25,5 tỷ đồng, TP Hà Tĩnh trên 25,4 tỷ đồng, Vũ Quang trên 14,8 tỷ đồng, Nghi Xuân gần 12,4 tỷ đồng, Thạch Hà gần 12 tỷ đồng…

Dư nợ chương trình giải quyết việc làm ở Hà Tĩnh tăng 39,9%

Ở Hà Tĩnh, người dân chủ yếu dùng vốn giải quyết việc làm để đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt...

Thực tế cho thấy, nguồn vốn giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách – xã hội đã hỗ trợ người dân duy trì, mở rộng sản xuất. Ở Hà Tĩnh, người dân chủ yếu dùng nguồn vốn này để đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt…

Nhìn chung, vốn vay được khách hàng sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả, giúp tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống theo hướng bền vững.

Từ đầu năm lại nay, dư nợ của chương trình này đã tăng trưởng đột biến. Đến thời điểm này, dư nợ chương trình đã tăng 17,581 tỷ đồng so với cuối năm 2019. Dấu ấn của sự tăng trưởng là nhiều địa phương đã về đích Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Người dân ở đây không còn được tiếp cận chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, một phần nguồn vốn của chương trình này đã được chuyển sang chương trình cho vay giải quyết việc làm”.

Ông Lưu Tùng Dương – Trưởng phòng Kế hoạch, nghiệp vụ tín dụng, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Nỗi lo hàng giả, làm sao để bảo vệ người tiêu dùng?

Nỗi lo hàng giả, làm sao để bảo vệ người tiêu dùng?

Vấn nạn hàng giả là câu chuyện không mới nhưng chưa khi nào hết nhức nhối trong xã hội. Các vụ việc sản xuất hàng giả liên tiếp được phát hiện càng khiến người tiêu dùng trong nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng lo lắng.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Vì sao hàng nghìn nhân viên ngân hàng mất việc

Vì sao hàng nghìn nhân viên ngân hàng mất việc

Dưới làn sóng chuyển đổi số, các ngân hàng đang cắt giảm mạnh nhân sự, có nơi giảm cả nghìn người. Tuy nhiên, vẫn có những nhà băng khẳng định sẽ tiếp tục tuyển dụng nhân sự mới.
Giá xăng giảm sau nghỉ lễ

Giá xăng giảm sau nghỉ lễ

Từ 15h ngày 5/5, giá xăng RON 95 giảm 50 đồng xuống 19.580 đồng/lít. Từ đầu năm 2025, mặt hàng này đã có 9 lần tăng giá và 9 lần giảm giá.