"Đưa khỏi ngành những giáo viên không đáp ứng được đổi mới"

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định như vậy khi đề cập đến quá trình đổi mới chất lượng giáo dục, trong đó có việc chuyển đổi cơ chế công chức, viên chức của giáo viên sang chế độ hợp đồng.

dua khoi nganh nhung giao vien khong dap ung duoc doi moi

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội sáng 9-6, đã có 8 đại biểu Quốc hội phát biểu, chất vấn những vấn đề liên quan đến ngành giáo dục.

Giải trình các ý kiến này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nêu nhiều vấn đề, trong đó nhấn mạnh đến việc chuyển đổi cơ chế từ công chức, viên chức sang hợp đồng.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ

Kiên quyết đưa ra khỏi ngành những những giáo viên không đáp ứng yêu cầu mới. Đây là nhiệm vụ khó khăn, nghiên cứu kỹ, thực hiện rất căn cơ”

Ông Phùng Xuân Nhạ cho rằng muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì phải đổi mới chương trình, đòi hỏi phải có nguồn lực và năng lực. Trong đó động lực từ giáo viên và các nhà quản lý giáo dục hết sức quan trọng.

“Chế độ công chức, viên chức như hiện nay bộc lộ nhiều bất cập. Bất cập lớn nhất là vấn đề tuyển dụng công chức, viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp, đặc biệt là phổ thông. Dẫn tới việc tuyển dụng chưa phù hợp với nhu cầu môn học đặc biệt là chuyên môn, dẫn tới thừa thiếu giáo viên” - Bộ trường bộ GD-ĐT nói.

Thứ hai, ông Phùng Xuân Nhạ đánh giá: “Phần nhiều có tâm lý muốn vào biên chế để ổn định. Như vậy rất khó khăn trong vấn đề nâng cao, kiến thức năng lực để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục, dạy theo chương trình mới. Dẫn đến là chất lượng giáo dục không lên cao”.

Bộ trưởng GD-ĐT cho biết bộ đã đề xuất thí điểm từ công chức, viên chức sang hợp đồng lao động với giáo viên trước hết là thí điểm ở trường đại học, và một số trường phổ thông có điều kiện. Sau đó từng bước rút kinh nghiệm để nhân rộng.

Ông Nhạ cho biết nội dung này đang làm từng bước, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và qua đó thực hiện thành công đổi mới giáo dục.

Ông dẫn chứng trong nghị quyết về đổi mới giáo dục cũng nêu rõ là việc xét năng lực của đội ngũ phải căn cứ vào kết quả đóng góp, phẩm chất phương pháp dạy.

“Kiên quyết đưa ra khỏi ngành những những giáo viên không đáp ứng yêu cầu mới. Đây là nhiệm vụ khó khăn, nghiên cứu kỹ, thực hiện rất căn cơ” - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định.

Ông cho biết thêm khi trao đổi vấn đề này với các Sở GD-ĐT thì đều nhận được sự nhất trí, dư luận xã hội rất quan tâm.

“Điều quan trọng là lộ trình bước đi thế nào cho phù hợp với thực tế và tâm lý của giáo viên” - ông Phùng Xuân Nhạ nói.

Theo tuoitre.vn

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.