Đừng bao giờ quên thắt dây an toàn khi đã lên ô tô!

(Baohatinh.vn) - Sau những vụ tai nạn kinh hoàng ở Gia Lai làm ít nhất 11 người chết, hay vụ lật xe khách trên quốc lộ 1A đoạn qua xã Xuân Lĩnh (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) khiến 2 người chết, nhiều người bị thương, nhiều ý kiến cho rằng, nếu hành khách thắt dây an toàn, hậu quả đã không nghiêm trọng như vậy.

Trên địa bàn tỉnh nói chung và TP Hà Tĩnh nói riêng, hiện nay, nhu cầu sử dụng xe khách giường nằm là rất lớn. Chỉ riêng tuyến Hà Tĩnh – Hà Nội mỗi ngày đêm có hơn 30 chuyến xuất phát từ Bến xe thành phố. Tuy nhiên, việc sử dụng dây an toàn trên những chuyến xe này còn rất hạn chế. Hầu hết dây an toàn đều được buộc lại dưới gầm ghế để đỡ vướng, một số khác bị hỏng hóc không thể sử dụng hoặc đã bị nhà xe gỡ bỏ hẳn.

“Cả xe chỉ mình tôi thắt dây an toàn” - anh Nguyễn Thái Yên (phường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh) chia sẻ về những lần ra công tác ở Hà Nội. Đáng buồn hơn, nhiều lần chủ xe còn khuyên anh không cần phải dùng đến vì “xe chạy rất êm, không thể rơi ra khỏi giường” (?).

Nhiều hành khách luôn có cảm giác vướng víu, khó chịu khi sử dụng dây an toàn. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra va chạm trực diện làm chiếc xe đột ngột dừng lại, dây an toàn giữ chắc cơ thể, giúp lái xe và hành khách không bị văng khỏi ghế và giảm thiểu các tác hại.

Nghị định 46/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, tại Khoản 1, Điều 5 quy định, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không thắt dây an toàn và chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.

Ngoài ra, trường hợp hành khách đi xe không chấp hành hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe về các quy định bảo đảm trật tự ATGT thì bị phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng (quy định tại Khoản 1, Điều 32).

Vấn đề quan trọng nhất chính là hành khách cần phải nhận thấy được sự cần thiết của việc thắt dây an toàn, tạo thói quen và nâng cao ý thức tự bảo vệ mình, để góp phần đảm bảo trật tự ATGT.

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.