Dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê (bài 7): Giữ mạch nước ngầm!

(Baohatinh.vn) - Cả một vùng sản xuất nông nghiệp màu mỡ rộng lớn của Thạch Hà, Hà Tĩnh trở thành đất “chết” sau 10 năm triển khai dự án mỏ sắt Thạch Khê. Việc dự án “đắp chiếu” kéo dài đã khiến nguồn nước không chỉ bị ô nhiễm, mà còn tụt sâu nghiêm trọng. Cả người và cây cối, đất đai luôn ở trong tình trạng thiếu nước…

dung khai thac mo sat thach khe bai 7 giu mach nuoc ngam

Một góc moong mỏ sắt Thạch Khê Hà Tĩnh nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Trở lại với người dân vùng mỏ, khi hỏi đến vấn đề nước, bất kể người dân nào cũng lắc đầu chán nản. Bởi, trước đó, có rất nhiều đoàn của các cơ quan chức năng lẫn truyền thông đã làm việc và đề cập về vấn đề này, nhưng khó khăn vẫn không được khắc phục.

Trái lại, vấn nạn về nước ngày càng trở nên nghiêm trọng. Ông Nguyễn Viết Hải – Chủ tịch UBND xã Thạch Bàn (Thạch Hà) cho biết: “Người dân Thạch Bàn vốn sinh sống bằng nông nghiệp. Thế nhưng, từ khi triển khai dự án, nguồn nước ngầm bị cạn kiệt khiến cho ruộng đồng trở nên khô cằn, cây cối không sống được, đẩy người dân vào cảnh kinh tế suy yếu. Chúng tôi mong muốn, dự án sớm dừng lại và san lấp mặt bằng để khôi phục lại nguồn nước ngầm phục vụ sản xuất.

Nguồn nước ngầm bị suy giảm, nhiễm mặn, nhiễm phèn còn trở nên nan giải hơn ở những vùng moong mỏ. Ông Bùi Quang Mai – thôn Thanh Long, xã Thạch Bàn cho biết: “Từ trước đến nay, sinh kế của người dân chúng tôi chủ yếu dựa vào việc trồng trầu không. Tuy nhiên, những năm gần đây, do nguồn nước ngầm bị tụt, cứ đến mùa hè là các vườn trầu bắt đầu chết yểu dần. Nếu như trước đây, một vườn trầu có tuổi thọ hàng chục năm, thì bây giờ năm nào chúng tôi cũng phải gây lại vườn, cả vườn, gắng làm cũng chỉ giữ lại được vài ba gốc. Chính vì vậy, kinh tế gia đình giảm sút rất nhiều”.

dung khai thac mo sat thach khe bai 7 giu mach nuoc ngam

Những chiếc chum dự trữ nước ngọt ở khu tái định cư Thạch Đỉnh luôn ở trong tình trạng cạn kiệt

Không chỉ ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp, mạch nước ngầm cạn kiệt cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân. Hiện nay, toàn bộ nguồn nước tại vùng đất nằm trong quy hoạch Dự án mỏ sắt Thạch Khê đang bị ô nhiễm trầm trọng.

Những bãi đất hoang hóa, bị cát phủ đang xuất hiện ngày một nhiều ở cả 6 xã vùng dự án. Trong đó, Thạch Đỉnh vốn là xã gặp khó khăn về nguồn nước, nay lại càng khốn đốn hơn.

Ông Trương Văn Hướng – Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Đỉnh cho biết: “Thạch Đỉnh 3 phía là nước mặn, chỉ có vùng đầu xã là có nước ngọt. Để có nước ăn, người dân phải mua nước đóng chai, hoặc xin ở các vùng lân cận. Riêng nước sinh hoạt thì khoan giếng và xây dựng hệ thống lọc. Tuy nhiên, do nguồn nước ngầm bị tụt và ô nhiễm, nhiều hộ phải khoan từ 2- 3 giếng, với độ sâu hàng chục mét may ra mới tìm được mạch nước”.

dung khai thac mo sat thach khe bai 7 giu mach nuoc ngam

Nước nhiễm phèn, nhiễm mặn ngày càng nặng khiến những chiếc bể lọc bị vô hiệu hoá là tình trạng chung ở các xã vùng mỏ

Khó khăn này không chỉ diễn ra ở vùng đất định cư lâu năm, mà còn là nỗi ám ảnh của người dân khu tái định cư Thạch Đỉnh. Nguồn nước bị nhiễm phèn quá nặng đã khiến bàn tay của người dân trở nên cáu bẩn, thậm chí như ở thôn 11, 12 của khu tái định cư, có hộ đã khoan đến 3 giếng và lọc hàng chục lần vẫn không sử dụng được do nước nhiễm mặn quá nặng. Quá khổ sở với nguồn nước, người dân vùng tái định cư Thạch Đỉnh đã từng hy vọng rất lớn ở sự đầu tư hạ tầng cấp nước của dự án, nhưng càng chờ đợi thì càng thất vọng khi dự án cứ “đắp chiếu” hết năm này đến năm khác.

dung khai thac mo sat thach khe bai 7 giu mach nuoc ngam

Những giàn trầu tươi tốt thế này sẽ tàn lụi và chết vào mùa hè do mạch nước ngầm bị tụt, không đủ nước để tưới.

Sản xuất nông nghiệp là kế sinh nhai cũng đồng nghĩa với nguồn nước là “máu trắng” nuôi dưỡng đời sống người dân. Một khi nước mất thì đất cũng “chết”, và người dân lâm vào cảnh khốn đốn. Thế nên, dừng khai thác và khôi phục lại mạch nước ngầm là mong muốn lớn nhất của người dân 6 xã vùng dự án.

Chủ đề Mỏ sắt Thạch Khê

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 20/4/2025: Tiếp đà giảm sâu

Giá vàng hôm nay 20/4/2025: Tiếp đà giảm sâu

Giá vàng hôm nay 20/4/2025: Giá vàng trong nước giảm 5 đến 6 triệu đồng/lượng, chốt một tuần biến động mạnh. Giá vàng thế giới nghỉ ngơi trong ngày lễ Phục Sinh 2025.
Yếu tố then chốt đưa 2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh “về đích” trước 6 tháng

Yếu tố then chốt đưa 2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh “về đích” trước 6 tháng

2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh thông xe nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giảm áp lực về giao thông mà còn mở ra không gian, động lực phát triển mới cho Hà Tĩnh. Đó cũng là niềm tự hào của Hà Tĩnh và chủ đầu tư, nhà thầu thi công khi đã cùng nỗ lực, quyết tâm cao, vượt tiến độ 6 tháng.
Sẵn sàng cho lễ thông xe 2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh

Sẵn sàng cho lễ thông xe 2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh

Sáng 18/4, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn và Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị cho lễ thông xe kỹ thuật 2 dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc – Nam qua Hà Tĩnh.
Linh hoạt vận hành phát điện trong mùa cao điểm

Linh hoạt vận hành phát điện trong mùa cao điểm

Trước tình hình phụ tải điện tăng cao trong mùa nắng nóng, các nhà máy sản xuất điện ở Hà Tĩnh đã chủ động triển khai các giải pháp vận hành hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Dồn sức những công đoạn cuối dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Dồn sức những công đoạn cuối dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Sau thời gian thi công, đến nay, Dự án đường bộ Cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn Hà Tĩnh cơ bản hoàn thành. Các nhà thầu đang gấp rút thi công những hạng mục cuối cùng để ngày 19/4 thông xe kỹ thuật theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây Dựng.
Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Đại diện Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) lý giải cụ thể về việc một lượng lớn sản phẩm sữa giả "tuồn" ra thị trường trong thời gian dài mà không bị phát hiện. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 17/4 của Báo Hà Tĩnh.