Dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê (bài 8): “Mịt mù” khu tái định cư lòng mỏ!

(Baohatinh.vn) - Trong vô số điều buồn đáng nói sau hơn 10 năm thực hiện Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê thì đến tận giờ, bài toán tái định cư cho người dân vùng lòng mỏ Thạch Hải, Thạch Hà, Hà Tĩnh vẫn “mịt mù” khó hiểu…

dung khai thac mo sat thach khe bai 8 mit mu khu tai dinh cu long mo

Ông Nguyễn Châu, một người dân thôn Bắc Hải (Thạch Hải-Thạch Hà - Hà Tĩnh): Gọi là khu tái định cư cho có, nhưng thực chất vẫn là một góc núi hoang sơ, đầy cỏ dại, đá cuội sát chân núi Nam Giới. Vào đó ở, không biết chúng tôi lấy gì mà ăn.

Theo ông Nguyễn Trung Chiến - Bí thư Đảng ủy xã Thạch Hải, người đã từng là Chủ tịch UBND xã nhiều năm, “gắn bó” với việc triển khai Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê ngay từ buổi đầu đến giờ, thì vào khoảng tháng 10/2007, khi có chủ trương ngừng các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn, tìm kiếm khu tái định cư (100% người dân trong xã buộc phải di dời), xã đã phối hợp Ban Giải phóng mặt bằng tỉnh, huyện tìm kiếm địa điểm phù hợp để di dân.

Video: Bí thư Đảng ủy xã Thạch Hải - Nguyễn Trung Chiến nói về sự “mịt mù” trong xây dựng phương án TĐC cho người dân vùng lòng mỏ.

Tại thời điểm đó, toàn xã Thạch Hải có trên 970 hộ dân, với trên 3.700 người. Do đặc điểm chỉ có thôn Liên Hải (lúc đó khoảng 150 hộ) làm nghề nông, còn lại 4 thôn làm nghề biển, nên bài toán đặt ra là, làm thế nào để di dời đến nơi ở mới người dân có tư liệu sản xuất phù hợp.

Sau một thời gian loay hoay tìm kiếm, các bên liên quan dự định sẽ di dân vào xã Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên), hoặc vùng sát Thạch Hội (Thạch Hà), tuy nhiên ở vùng này chỉ đảm bảo đất ở, nhưng không có đất sản xuất, vả lại, đường ra biển lại quá xa. Vì vậy, sau khi “đong đếm”, chỉ có thể dự kiến đưa được 2 thôn lên vùng đất của những xã này (khoảng 335 hộ), với điều kiện là xin được thêm đất sản xuất của địa phương để người dân kiếm kế sinh nhai.

Vẫn là bài toán nằm trong… dự định, 3 thôn còn lại sẽ di dời lên vùng ven sông Thạch Đồng (TP. Hà Tĩnh), Thạch Môn (Thạch Hà). Tuy nhiên, khi kéo nhau lên thực địa thì thấy việc nâng cấp mặt bằng đất ở sẽ tiêu tốn một khoản kinh phí rất lớn (do mặt bằng thấp trũng) và quan trọng hơn là các địa phương nói trên không đồng ý cắt đất sản xuất nông nghiệp cho vùng tái định cư, vì diện tích sản xuất của họ cũng đã rất ít.

“Phương án” nói trên đổ bể, các bên liên quan lại kéo nhau khảo sát vùng hông núi Nam Giới gần khu du lịch Quỳnh Viên (Thạch Hải) để tạm thời quy hoạch cho 550 hộ trước mắt, còn lại... tính sau! Song cái khó là nếu ở đây thì người dân không có đất sản xuất nông nghiệp, muốn ra biển đánh cá thì không có... bến cho tàu thuyền neo đậu !

dung khai thac mo sat thach khe bai 8 mit mu khu tai dinh cu long mo

Ông Nguyễn Tuấn Vịnh, thôn Nam Hải (Thạch Hải)

“Cho đến tận hôm nay, xã Thạch Hải vẫn chưa có chỗ đến tái định cư và cũng chưa di dời được một hộ dân nào, dù là xã nằm trong lòng mỏ, xã trọng điểm nhất trong 6 xã vùng mỏ sắt, và việc khai thác ban đầu đã làm mất rất nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp của xã, gây ra nhiều hệ lụy trên địa bàn….”, ông Nguyễn Tuấn Vịnh, một người dân ở thôn Bắc Hải buồn bã cho hay.

Bí thư Đảng ủy xã Thạch Hải, Nguyễn Trung Chiến bức xúc: "Sau 10 năm triển khai Dự án mỏ sắt Thạch Khê, đã cho thấy rằng không thể xây dựng được một phương án tái định cư khả thi để di dời hàng chục ngàn người dân trong vùng bị ảnh hưởng ở Thạch Hải nói chung và các xã biển ngang khác nói riêng. Không thể tìm được đủ đất để ở, không đảm bảo tư liệu sản xuất cho người dân (sản xuất nông nghiệp và nghề biển). 10 năm qua đã vắt kiệt sức sống của người dân, họ lâm vào cảnh "sống dở, chết dở", đi chẳng được, ở không xong, nếu tiếp tục triển khai dự án, thì không biết hàng chục ngàn người dân của 6 xã vùng bị ảnh hưởng sẽ đi đâu, về đâu?...."

Chủ đề Mỏ sắt Thạch Khê

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.