(Baohatinh.vn) - Chỉ ra sân khoảng 30 phút nhưng ghi 1 bàn và góp 1 pha kiến tạo để làm nên chiến thắng đậm 6-1 của CLB Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) trước Long An trong trận khai mạc bảng B giải hạng Nhì Quốc gia 2018, Trần Phi Hà - em ruột của “Ronaldo xứ Nghệ” - Trần Phi Sơn đang trở thành niềm hy vọng của CLB nói riêng và bóng đá Hà Tĩnh nói chung nhờ màn trình diễn tuyệt vời.
Hai anh em Trần Phi Sơn và Trần Phi Hà sinh ra và lớn lên ở thị trấn Phố Châu, huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh). Bố mất sớm, Phi Sơn sớm trưởng thành để trở thành trụ cột của gia đình. (Ảnh: Hai anh em Phi Sơn, Phi Hà. Nguồn: FB)
Sớm bộc lộ tài năng bóng đá, cả hai anh em Phi Sơn, Phi Hà được lò đào tạo trẻ SLNA để mắt đến và đưa xuống TP Vinh đá bóng. (Trong ảnh: Trần Phi Hà đi bóng. Nguồn: FB)
Phi Sơn là cầu thủ có tiếng với những pha đi bóng tốc độ, kỹ thuật, anh được mệnh danh là “Ronaldo Việt Nam” hay “Ronaldo xứ Nghệ”. Bên cạnh đó, tiền vệ sinh năm 1992 còn là một tấm gương vượt khó. Sau khi bố qua đời vì căn bệnh ung thư vòm họng, Phi Sơn từng phải bỏ bóng đá về nhà phụ mẹ nấu cháo gà bán để nuôi giấc mơ sân cỏ cho em trai Phi Hà. Tuy nhiên, chỉ một tháng ở nhà, nhớ bóng đá cùng sự động viên của mẹ và đặc biệt là HLV Nguyễn Hữu Thắng, anh đã trở lại, nhanh chóng phát triển tài năng và gặt hái được nhiều thành tích. (Ảnh: Hai anh em Phi Sơn, Phi Hà. Nguồn: FB)
Nói về người em trai, Phi Sơn chia sẻ: “Hà rất mê đá bóng vào có khát vọng rất lớn để trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Trùng hợp là em cũng chơi tiền vệ phải giống tôi”. (Ảnh: Phi Hà trong màu áo BR-VT. Nguồn: Đình Viên/bongda.com.vn)
Trần Phi Hà là cầu thủ trẻ thuộc biên chế SLNA đang đầu quân BR-VT theo dạng cho mượn. Tại CLB mới, cầu thủ sinh năm 1996 khoác áo số 10. (Ảnh: Đình Viên/bongda.com.vn)
Trong trận gặp Long An hôm 16/5 vừa rồi, Phi Hà chỉ ra sân khoảng 30 phút. Cầu thủ quê Hà Tĩnh sau đó được thay ra vì bị chuột rút do chạy quá nhiều nơi biên phải. (Ảnh: Đình Viên/bongda.com.vn)
Ở giải hạng Nhì năm nay, BR-VT của Trần Phi Hà đăng cai bảng B, với sự góp mặt của Long An, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre. Mục tiêu của đội là góp mặt ở hạng Nhất vào năm sau. (Ảnh: Đình Viên/bongda.com.vn)
Không ngừng tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Hà Tĩnh nỗ lực hướng đến xây dựng đời sống văn hóa ngày càng tốt đẹp.
Cùng với vấn đề về y đức, y đạo, y lý, y thuật, dưỡng sinh… Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác còn đề cập nhiều đến hai chữ “lợi danh” trong các tác phẩm của mình, đặc biệt là trong Thượng Kinh ký sự.
Lễ hội đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) được tổ chức với nhiều hoạt động sôi nổi, đậm bản sắc văn hoá truyền thống, thu hút hàng ngàn du khách về chiêm bái và tham gia.
Tại quê ngoại Hà Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã dành trọn cuộc đời để nghiên cứu về y thuật, chữa bệnh cứu người. Nhiều di sản y học vô cùng quý báu được Đại danh y để lại cho hậu thế.
Sau nhiều nỗ lực xây dựng, KDL sinh thái Đá Bạc Eco thuộc xã Nam Điền (Thạch Hà) do ông Nguyễn Minh Trang (SN 1964, trú tại TP Hà Tĩnh) làm chủ đã được công nhận là điểm du lịch cấp tỉnh.
10 năm làm Trưởng thôn Động Eo, xã Sơn Tiến (Hương Sơn, Hà Tĩnh), chị Phan Thị Thủy luôn nỗ lực gắn kết cộng đồng, đưa thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu.
Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Tự hào được sinh ra và lớn lên trên quê hương của Đại danh Lê Hữu Trác, thế hệ trẻ Hà Tĩnh luôn ý thức trách nhiệm phát huy giá trị truyền thống, cống hiến xây dựng quê hương.
Như tiếng chuông chùa ngân vọng bên dòng Ngàn Phố (Hương Sơn, Hà Tĩnh), những tác phẩm y học, văn học của Đại danh y Lê Hữu Trác để lại khiến hậu thế thêm kính ngưỡng tài năng, nhân cách của ông.
Công tác chuẩn bị cho lễ hội đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười ở TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đang được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo hoạt động đón du khách về chiêm bái và tham gia các hoạt động văn hoá.
Cùng với các vị danh nhân tiêu biểu khác, Bạt Quận công Dương Trí Trạch đã góp phần rất lớn trong việc tạo dựng, vun đắp nên bản sắc văn hóa đặc sắc của mảnh đất Hà Tĩnh.
Em Lê Anh Thư (lớp 9A, Trường THCS Mỹ Duệ, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã giành 1 giải khuyến khích và 1 giải chuyên đề tại chung kết toàn quốc Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024.
Ông quê huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, làm quan dưới thời Vua Lê Hiển Tông nhà Lê Trung Hưng. Khi đi sứ phương Bắc, ông được Vua nhà Thanh phong làm Lưỡng quốc Đình nguyên Thám hoa và tặng áo cẩm bào.
Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Với 12 tham luận trình bày tại buổi tọa đàm, các nhà nghiên cứu đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đền Chợ Củi (xã Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Tại Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, vở thanh xướng kịch “Linh thiêng Đồng Lộc” do Nhà hát NTTT Hà Tĩnh dàn dựng, đã tạo ra sức lan tỏa lớn đến khán giả cả nước.
Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
Ông Võ Thanh Bang (SN 1960) - giáo dân ở Giáo họ Yên Hòa (xã Sơn Giang, Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã "truyền lửa" để bà con phát huy tinh thần "kính Chúa, yêu nước", sống tốt đời đẹp đạo, đoàn kết xây dựng nông thôn mới.
Với người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh), cánh diều Hải Thượng và thú chơi diều sáo của Đại danh y Lê Hữu Trác là một nét đẹp văn hóa đã đi sâu vào tâm thức từ bao đời.
Những tư liệu, hiện vật đang được trưng bày tại Khu tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng ở xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang kể câu chuyện về cuộc đời cách mạng sáng ngời của người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên.
Dưới sự chèo lái của Chủ tịch Hội LHPN Trần Thị Lệ Thủy, từ năm 2020 đến nay, Hội LHPN xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn - Hà Tĩnh) liên tục được các cấp vinh danh.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
Thầy Tống Trần Đức (Trường THTP Cao Thắng, Hương Sơn, Hà Tĩnh) không chỉ tận tâm với sự nghiệp giáo dục mà còn năng nổ các hoạt động xã hội, là người truyền lửa cho các em học sinh.
Trong lịch sử Việt Nam, Lê mạt là một thời kỳ đầy rối ren, phức tạp. Tuy nhiên, thời kỳ này lại sinh ra rất nhiều anh hùng hào kiệt, nhiều văn tài, nhiều nhà khoa học xuất sắc, trong đó có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
“Ngày hội nông dân” tại đình Hội Thống (xã Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao giàu tính dân gian đã mang lại tiếng cười sảng khoái cho người già và trẻ nhỏ.
Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Tiểu phẩm “Tìm lại lời ru” của đội thi Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh là mô hình tuyên truyền, vận động hiệu quả của lực lượng nhằm giúp đồng bào dân tộc Chứt, xã Hương Liên, huyện Hương Khê xóa bỏ các hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.