Gần 20.000 bài thi tìm hiểu huyện Hương Sơn 550 năm hình thành và phát triển

(Baohatinh.vn) - Tham gia cuộc thi viết “Tìm hiểu huyện Hương Sơn 550 năm hình thành và phát triển”, tôi càng hiểu và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa, từ đó càng thêm yêu quê hương mình. Đó là chia sẻ của cô giáo Nguyễn Thị Tú Tâm - giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Phố Châu (Hương Sơn - Hà Tĩnh) khi thực hiện tác phẩm dự thi viết tay dày hơn 400 trang.

Gần 20.000 bài thi tìm hiểu huyện Hương Sơn 550 năm hình thành và phát triển

Cuộc thi viết “Tìm hiểu huyện Hương Sơn 550 năm hình thành và phát triển” thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia với gần 20.000 bài thi

Tác phẩm của cô giáo Tâm là 1 trong 197 tác phẩm lọt vào vòng sơ khảo dự thi cấp huyện. Theo chia sẻ của cô giáo Tâm, tham gia cuộc thi, bản thân xác định trước hết là tình cảm, trách nhiệm của người con Hương Sơn đối với quê hương mình, tiếp đó là để tìm hiểu về lịch sử quê hương mình. Đồng thời qua tìm hiểu, bản thân sẽ được làm giàu thêm vốn hiểu biết xã hội có tác dụng trong công việc dạy học, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của miền đất Hương Sơn.

Gần 20.000 bài thi tìm hiểu huyện Hương Sơn 550 năm hình thành và phát triển

Cô giáo Nguyễn Thị Tú Tâm – giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Phố Châu (Hương Sơn) thực hiện tác phẩm dự thi viết tay dày hơn 400 trang.

Cuộc thi viết “Tìm hiểu huyện Hương Sơn 550 năm hình thành và phát triển (1469 - 2019)” được triển khai từ tháng 1/2019 và đã nhận được sự hưởng ứng tham gia tích cực của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong huyện.

Gần 20.000 bài thi tìm hiểu huyện Hương Sơn 550 năm hình thành và phát triển

Nhiều bài thi được đầu tư công phu, nội dung, tư liệu phong phú, trình bày đẹp

Là người trẻ thuộc thế hệ 9X, anh Nguyễn Hồng Vĩnh - Bí thư Chi đoàn thôn Đình, xã Sơn Châu rất hào hứng khi tham gia cuộc thi này. Dù bận rộn khá nhiều công việc của tổ chức đoàn cơ sở, nhưng anh tranh thủ thời gian tìm hiểu, nghiên cứu để bài thi đạt kết quả tốt nhất. Với anh, tham gia cuộc thi không chỉ để hiểu hơn về quê hương mà còn thêm một lần tự hào về truyền thống mảnh đất anh hùng để từ đó quyết tâm, thực hiện tốt vai trò trách nhiệm của thế hệ tiếp nối.

Với suy nghĩ ấy, anh đã dành nhiều tâm huyết cho bài dự thi với gần 100 trang và nhiều hình ảnh tư liệu quý minh họa cho các trang viết. Qua đánh giá ban đầu của Đảng bộ xã Sơn Châu, bài dự thi của anh Vĩnh là một trong những bài thi tốt của Đảng bộ, được lựa chọn để tham gia cuộc thi cấp huyện.

Gần 20.000 bài thi tìm hiểu huyện Hương Sơn 550 năm hình thành và phát triển

Phó Bí thư Đoàn thanh niên xã Sơn Tiến Lê Thị Hải Yến giành giải nhất cấp cơ sở với tác phẩm dự thi 485 trang, trong đó có 345 trang viết tay

Là người cao tuổi nhất tham dự cuộc thi này, cụ Lê Trọng Hạng (92 tuổi) ở thôn Thuần Lý, xã Sơn Mỹ cũng rất tích cực sưu tầm các tài liệu, câu chuyện về sự phát triển của quê hương mình. Theo cụ Hạng, việc dự thi không nhằm mục đích giành giải mà vì những gì mình được chứng kiến về sự phát triển của quê hương cần phải được ghi lại, kể lại cho con cháu nghe thông qua bài dự thi này.

Sau hơn 5 tháng phát động cuộc thi, các đơn vị, cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện rất tích cực, nghiêm túc tham gia, nhất là khối đơn vị trường học và đoàn viên, thanh niên. Đặc biệt, nhiều bài thi hàng trăm trang viết tay được trình bày đẹp, nguồn tư liệu phong phú, như của chị Lê Thị Hải Yến (Phó Bí thư Đoàn thanh niên xã Sơn Tiến), cô Nguyễn Thị Tú Tâm (Trường Tiểu học thị trấn Phố Châu). Nhiều bài thi có dung lượng lên đến trên 700 trang, sưu tầm nhiều hình ảnh, đồ họa đẹp như của chị Hoàng Thu Hằng (Trung tâm Văn hóa Thông tin huyện), Lê Thị Thu Huyền (cán bộ Phòng Tư pháp huyện)…

Gần 20.000 bài thi tìm hiểu huyện Hương Sơn 550 năm hình thành và phát triển

Ban Giám khảo Cuộc thi tìm hiểu “Huyện Hương Sơn 550 năm hình thành và phát triển” huyện họp, thống nhất các nội dung liên quan đến công tác chấm thi.

“Đây là cuộc thi thu hút nhiều đối tượng, bài dự thi nhiều nhất từ trước đến nay với gần 20.000 bài thi, trong đó, có 197 bài chất lượng tốt được các đơn vị, địa phương chọn tham gia chấm giải cấp huyện. Bước đầu đánh giá có nhiều bài thi được đầu tư rất công phu, ấn tượng, in màu, sưu tầm được nhiều tranh, ảnh, tập hợp được nhiều tư liệu quý về sự hình thành và phát triển của huyện Hương Sơn. Cuộc thi sẽ được huyện Hương Sơn tổng kết và trao giải vào cuối tháng 8/2019” – Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Hương Sơn, Trưởng ban Giám khảo cuộc thi Lê Nhật Lệ cho biết.

Cuộc thi viết “Tìm hiểu huyện Hương Sơn 550 năm hình thành và phát triển” đang bước vào chặng cuối, sẽ có những tập thể, cá nhân giành giải, song, hơn hết là thông qua cuộc thi này, mỗi người con Hương Sơn càng hiểu thêm về truyền thống lịch sử, văn hóa quê hương mình, từ đó có những việc làm ý nghĩa hơn để cùng chung tay xây dựng.

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…