Giải ngân vốn đầu tư công “kích cầu” phát triển kinh tế sau đại dịch

(Baohatinh.vn) - Giải ngân vốn đầu tư công được xem là giải pháp “nền” để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh sau dịch Covid-19 mà Hà Tĩnh đang triển khai. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư sẽ giúp các dự án hạ tầng sớm hoàn thiện, “kích cầu” phát triển kinh tế và nhiều lĩnh vực khác.

Giải ngân vốn đầu tư công “kích cầu” phát triển kinh tế sau đại dịch

Công ty TNHH Hòa Hiệp đẩy nhanh tiến độ thi công dự án sửa chữa kênh chính Linh Cảm

“Để chặn đà suy giảm, kích thích tăng trưởng kinh tế, Chính phủ đang đẩy mạnh các yếu tố hỗ trợ, trong đó nổi bật nhất là giải ngân vốn đầu tư công vào các dự án. Bởi, hiện vốn đầu tư công chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đóng góp nhất định vào tăng trưởng. Các dự án hạ tầng được hoàn thiện sẽ tác động lan tỏa đến phát triển kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…” – Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Tĩnh Trần Tú Anh cho biết.

Thông tin từ Kho bạc Nhà nước Hà Tĩnh, tổng kế hoạch vốn đầu tư công Hà Tĩnh được giao trong năm 2020 là 4.764 tỷ đồng, tính đến ngày 20/4 đã giải ngân được 1.384 tỷ đồng, đạt 29% kế hoạch. Trong đó, nguồn vốn địa phương quản lý là 4.149 tỷ đồng, đã giải ngân 1.343 tỷ đồng, đạt 33%; nguồn ngân sách Trung ương quản lý là 615 tỷ đồng, mới giải ngân được hơn 40 tỷ đồng, đạt 7% kế hoạch.

Đặc biệt, trong nguồn vốn địa phương quản lý, nguồn từ ngân sách tỉnh được giao “khung” 3.365 tỷ đồng, đã giải ngân 736 tỷ đồng, đạt 22%; ngân sách huyện xã được giao 784 tỷ đồng, đã giải ngân 607 tỷ, đạt 77% kế hoạch năm.

Được biết, từ đầu năm đến nay, nguồn vốn được sử dụng chủ yếu thi công các dự án chuyển tiếp từ năm 2019, các dự án lớn khởi công mới đang hoàn thiện hồ sơ và chờ giao vốn để triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Giải ngân vốn đầu tư công “kích cầu” phát triển kinh tế sau đại dịch

Hà Tĩnh sẽ rút kế hoạch vốn đối với các dự án chậm tiến độ, tỷ lệ giải ngân không đạt yêu cầu

Như vậy, so với mặt bằng chung toàn quốc, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Hà Tĩnh vẫn nằm ở mức khá. Tuy nhiên, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục là giải pháp mang tính chủ đạo mà Hà Tĩnh đang tích cực triển khai để tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, khôi phục kinh tế sau tác động của dịch Covid-19.

Trong kỳ họp HĐND tỉnh lần thứ 14 vào trung tuần tháng 4 vừa qua, nhiệm vụ về đẩy nhanh việc giao kế hoạch vốn và giải ngân vốn đầu tư công là 1 trong 5 nhóm nhiệm vụ quan trọng được lên kế hoạch để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.

Theo đó, để thực hiện nhóm nhiệm vụ này, cần sự vào cuộc của các đơn vị liên quan như Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, UBND các địa phương... với các giải pháp đúng, trúng, kịp thời.

Giải ngân vốn đầu tư công “kích cầu” phát triển kinh tế sau đại dịch

Các dự án hạ tầng được hoàn thiện sẽ có tác động tích cực đến phát triển kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của tỉnh.

Đặc biệt, các nhóm giải pháp được các cấp, ngành tích cực xây dựng, triển khai như: Khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đầu tư, kịp thời tham mưu giao hết kế hoạch vốn, đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2020.

Rút kế hoạch vốn đối với các dự án chậm tiến độ, tỷ lệ giải ngân không đạt yêu cầu và các dự án được giao vốn từ đầu năm nhưng đến hết ngày 30/9/2020 chưa được phê duyệt kế hoạch đấu thầu để bố trí cho các dự án khác có tiến độ triển khai tốt, giải ngân nhanh, đảm bảo giải ngân 100% vốn ngân sách nhà nước năm 2020 được giao; các địa phương tích cực rà soát, xử lý kịp thời các khó khăn vướng mắc, nhất là công tác đền bù, GPMB phục vụ triển khai dự án trên địa bàn, nhất là các dự án lớn, trọng điểm của tỉnh…

Giải ngân vốn đầu tư công “kích cầu” phát triển kinh tế sau đại dịch

Kho bạc Nhà nước Hà Tĩnh sẽ tiếp tục phối hợp với các chủ đầu tư để xử lý các vướng mắc phát sinh, rút ngắn thời gian kiểm soát chi các dự án

Bên cạnh đó, với vai trò “tay hòm chìa khóa” trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư, lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Hà Tĩnh cho biết: “Đơn vị tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư để xử lý các vướng mắc phát sinh, rút ngắn thời gian kiểm soát chi; thực hiện thanh toán cho các dự án trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày chủ đầu tư cung cấp đủ hồ sơ đề nghị giải ngân theo quy định”.

Khi các kịch bản tháo gỡ khó khăn đang được các đơn vị liên quan triển khai tích cực, hi vọng tất cả mọi hoạt động kinh tế - xã hội sẽ trở về quỹ đạo ổn định và lấy lại đà tăng trưởng khả quan.

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.
Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ trong năm 2024, sản lượng đào, quất tại các tỉnh, thành phía Bắc phục vụ thị trường tết Nguyên đán Ất Tỵ giảm sút đáng kể. Điều này đã tác động để mặt bằng giá một số loại hoa, cây cảnh chơi tết ở Hà Tĩnh.