Giải ngân vốn đầu tư công ở Lộc Hà đạt 34,7% dự toán giao

(Baohatinh.vn) - Đến tháng 8/2020, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 của huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đạt hơn 87,5 tỷ đồng, bằng 34,7% so với dự toán được giao.

Giải ngân vốn đầu tư công ở Lộc Hà đạt 34,7% dự toán giao

Sáng 15/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn, Trưởng đoàn công tác số 3 về kiểm tra tiến độ triển khai và giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 chủ trì làm việc với UBND huyện Lộc Hà về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn.

Thời gian qua, huyện Lộc Hà luôn coi trọng công tác giải ngân vốn đầu tư công, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần thực hiện thành công các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đến đầu tháng 8/2020, huyện giải ngân chỉ đạt hơn 87,5 tỷ đồng, bằng 34,7% so với dự toán được giao năm 2020.

Ngoài ra, tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn năm 2019 đạt gần 20%, dự kiến đến 31/12 đạt 100%.

Giải ngân vốn đầu tư công ở Lộc Hà đạt 34,7% dự toán giao

Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà Nguyễn Việt Hùng báo cáo tiến độ và giải pháp thúc đẩy vốn đầu tư công của một số dự án trọng điểm.

Thời điểm này, huyện đang tập trung cho công tác giải ngân vốn đầu tư công được giao năm 2020; dự kiến, đến 31/8, tỷ lệ giải ngân sẽ đạt trên 58,4% dự toán; đến 31/12 đạt 96,6% kế hoạch.

Một trong những khó khăn của Lộc Hà để thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công đó là, trong năm 2020, dự án “Củng cố nâng cấp tuyến đê biển, đê cửa sông kết hợp giao thông dọc bờ biển huyện Lộc Hà (giai đoạn 2) đoạn qua xã Thạch Kim" không thể giải ngân do hết nhiệm vụ chi.

Giải ngân vốn đầu tư công ở Lộc Hà đạt 34,7% dự toán giao

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Bá Đức: Các dự án liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp còn rất chậm, để nghị huyện đặc biệt quan tâm, đẩy nhanh tiến độ trong thời gian tới.

Lý giải về nguyên nhân giải ngân chậm, huyện Lộc Hà cho rằng, công tác đầu tư công chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19; một số chính sách có sự thay đổi nên các ngành, địa phương còn lúng túng trong triển khai dự án; 6 tháng đầu năm, nhiều dự án lớn đang phải thực hiện các thủ tục phê duyệt, điều chỉnh dự án nên chưa đủ cơ sở pháp lý để triển khai; tiến độ giải phóng mặt bằng chậm…

Tại buổi làm việc, huyện Lộc Hà cũng đã báo cáo về tình hình tiến độ, khó khăn, vướng mắc của một số dự án trọng điểm trên địa bàn. Đồng thời, xây dựng nhiều nhóm giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân đến cuối năm 2020.

Giải ngân vốn đầu tư công ở Lộc Hà đạt 34,7% dự toán giao

Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Võ Hữu Hào: Tiến độ giải ngân vốn xây dựng nông thôn mới của Lộc Hà đến nay đạt quá thấp (29%), vì vậy, huyện cần tháo gỡ khó khăn, chỉ đạo quyết liệt để đẩy nhanh tiến độ.

Theo đó, huyện khẩn trương hoàn thành thủ tục đầu tư các dự án khởi công mới; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng; đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công; rà soát, chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt còn thiếu vốn; đẩy mạnh quyết toán dự án đầu tư hoàn thành…

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cho rằng, về vốn đầu tư công, quan điểm của Trung ương là sẽ xử lý quyết liệt đối với các dự án chậm giải ngân, trường hợp các dự án không đạt kế hoạch theo mốc thời gian sẽ phải thu hồi vốn.

Do đó, huyện cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân cũng như tiến độ xây dựng các công trình, góp phần thúc đẩy tăng trưởng trên địa bàn.

Giải ngân vốn đầu tư công ở Lộc Hà đạt 34,7% dự toán giao

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn: Thời gian tới, huyện cần tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn; kiên quyết trong thực hiện giải phóng mặt bằng; đồng thời, cân nhắc kỹ về quy hoạch đối với các dự án.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý, huyện Lộc Hà phải rà soát, có tính toán căn cơ đối với từng dự án; báo cáo cụ thể nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến chậm tiến độ và có đề xuất với đoàn kiểm tra, UBND tỉnh để hỗ trợ tháo gỡ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng gợi ý một số giải pháp, hướng tháo gỡ khó khăn đối với các dự án trọng điểm như: Dự án Trung tâm Văn hóa - Truyền thông; đường cứu hộ, cứu nạn các xã ven biển; dự án xử lý cấp bách đê Tả Nghèn; dự án hạ tầng khu du lịch biển; dự án xử lý sạt lở kè, đê biển đoạn Thịnh Lộc; dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường từ Thạch Kênh đến Hồng Lộc.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh đặc biệt nhấn mạnh, thời gian tới, huyện cần tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn; kiên quyết trong thực hiện giải phóng mặt bằng; đồng thời, cân nhắc kỹ về quy hoạch đối với các dự án.

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Giá xăng RON95-III quay đầu giảm

Giá xăng RON95-III quay đầu giảm

Trừ mặt hàng dầu hỏa tăng nhẹ, từ 15 giờ ngày 17/7, giá xăng E5 RON92 giảm 178 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 165 đồng/lít. Ngoài ra, dầu diesel giảm 38 đồng/lít và dầu mazut giảm 85 đồng/kg.
Sữa ngoại xách tay: Liệu có an toàn?

Sữa ngoại xách tay: Liệu có an toàn?

Sữa ngoại “hàng xách tay” được rao bán rầm rộ trên mạng xã hội, thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, đằng sau niềm tin vào hàng ngoại “xịn” là không ít rủi ro khó lường.
Sớm "hồi sinh" vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn

Sớm "hồi sinh" vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn

Việc bố trí nguồn lực để đầu tư hạ tầng cho vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn (xã Thạch Khê, Hà Tĩnh) là yêu cấp thiết để hình thành vùng nuôi trồng tập trung, nâng cao thu nhập cho người dân.
Giá xăng giảm vào ngày mai?

Giá xăng giảm vào ngày mai?

Theo các doanh nghiệp, trong kỳ điều hành vào ngày mai (17/7), giá xăng trong nước có thể giảm 180 đồng/lít, còn giá dầu biến động trái chiều.
Bỏ thuế khoán: Công bằng, minh bạch từ gốc

Bỏ thuế khoán: Công bằng, minh bạch từ gốc

Không còn “khoán” cứng, từ năm 2026, hộ kinh doanh buộc phải kê khai thuế đúng doanh thu. Đây là bước tiến lớn để kinh tế tư nhân tại Hà Tĩnh phát triển bền vững, minh bạch.
Giá vàng hôm nay 15/7/2025: Ổn định ở mức cao

Giá vàng hôm nay 15/7/2025: Ổn định ở mức cao

Giá vàng hôm nay 15/07/2025: Giá vàng ổn định sau khi chạm đỉnh ba tuần, trong bối cảnh giới đầu tư chuyển hướng quan sát các cuộc đàm phán thương mại và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Nông thôn chuyển mình, thương mại phát triển

Nông thôn chuyển mình, thương mại phát triển

Khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ở Hà Tĩnh ngày càng được rút ngắn nhờ cơ sở hạ tầng thương mại - dịch vụ tại khu vực nông thôn được đầu tư, phát triển theo hướng đồng bộ, hiện đại.