Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng

(Baohatinh.vn) - Đó là mục tiêu trọng tâm của chương trình “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng tại Việt Nam - giai đoạn II” (chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II). Trong đó, Hà Tĩnh là một trong 6 tỉnh được chọn thí điểm triển khai hiện nay.

Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II (2013-2015, gia hạn từ 2016-2018) với khoản ngân sách tài trợ không hoàn lại khoảng 30 triệu USD của Liên hợp quốc nhằm mục tiêu tăng diện tích bao phủ rừng ở Việt Nam lên 45% vào năm 2020 thông qua xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm giải quyết các nguyên nhân của việc chặt phá rừng và suy thoái rừng.

giam phat thai tu pha rung va suy thoai rung

Chương trình Un-redd Việt Nam giai đoạn II nhằm tăng diện tích bao phủ rừng lên 45%.

Tại Hà Tĩnh, chương trình được thực hiện trên 19 xã thuộc 4 huyện có rừng: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Kỳ Anh nhằm giúp các địa phương tăng cường công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng; cải thiện sinh kế cho một số cộng đồng dân cư hạn chế tác động đến rừng, qua đó, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của các hiện tượng biến đổi khí hậu như lũ quét, hạn hán, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân…

Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án, 7 tháng đầu năm, Hà Tĩnh đã hoàn thành 28 hoạt động thuộc các lĩnh vực như: truyền thông về chương trình UN-REDD, biến đổi khí hậu và công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng cho cán bộ của các sở, ban, ngành, địa phương và người dân; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các cán bộ tham gia quá trình lập kế hoạch REDD+ cấp tỉnh và cấp cơ sở; tổ chức mít tinh cổ động tuyên truyền về REDD, biến đổi khí hậu và phát động ra quân hành động bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy rừng, khảo sát thực địa tại xã Lộc Yên (Hương Khê); Sơn Kim 1 và Sơn Tây (Hương Sơn);

Kỳ Lạc (Kỳ Anh) nhằm thiết lập và triển khai các thỏa thuận với 2 nhóm hộ, chủ rừng nhỏ, rà soát hỗ trợ giao đất gắn với giao rừng...

Ông Trần Quốc Khánh - Chủ tịch UBND xã Hương Trạch (Hương Khê) cho biết: Hương Trạch là một trong 19 xã được triển khai kế hoạch hành động REDD+ cấp cơ sở. Từ đầu năm đến nay, dự án đã tổ chức 8 lớp tập huấn nâng cao nhận thức về pháp luật bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân trên địa bàn xã. Sau khi được tập huấn các kiến thức cơ bản về REDD+, tác hại của hiệu ứng khí nhà kính, biến đổi khí hậu suy giảm hệ sinh thái và đa dạng sinh học, người dân nhận thấy việc thực hiện REDD+ là cơ hội để địa phương được hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính, góp phần phát triển KT-XH địa phương.

Hương Trạch có 3.586 ha rừng thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Ngàn Sâu. Trước đây, do nhu cầu về đất sản xuất và hiệu quả kinh tế từ trồng rừng nguyên liệu đem lại, nhiều hộ dân trên địa bàn đã tự ý sẻ phát rừng để trồng keo, lấn chiếm, phá rừng trái phép... dẫn đến nhiều diện tích rừng bị mất và suy thoái. Tuy nhiên, từ khi triển khai chương trình UN-REDD, ý thức của người dân được nâng lên đáng kể. Ông Nguyễn Huy Lợi - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Giám đốc Chương trình UN-REDD Hà Tĩnh cho biết: Từ thay đổi nhận thức, chương trình hướng đến thay đổi hành vi của người dân về chặt phá rừng. Chương trình cũng triển khai nhiều chính sách nhằm giải quyết các nguyên nhân gây suy thoái rừng, đặc biệt là triển khai nhiều hoạt động nhằm tăng diện tích bao phủ rừng.

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Vũng Áng vươn mình

Vũng Áng vươn mình

Những con tàu cập bến, những chuyến hàng ra khơi, tiếng xe, tiếng máy… đã trở thành hình ảnh biểu trưng cho sự vận động, chuyển mình vừa thâm trầm mà mạnh mẽ, quyết liệt ở Vũng Áng - khu kinh tế động lực của Hà Tĩnh.
Kỳ vọng của Doanh nghiệp Hà Tĩnh trong năm 2025

Kỳ vọng của Doanh nghiệp Hà Tĩnh trong năm 2025

Năm 2025, cộng đồng doanh nghiệp Hà Tĩnh tiếp tục nỗ lực trong thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu; biến khó khăn thành động lực để vững vàng “rẽ sóng vươn khơi”, đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh.
Ngư dân “xông biển", đón lộc đầu năm

Ngư dân “xông biển", đón lộc đầu năm

Gác lại niềm vui ngày Tết, thời điểm này, bà con ngư dân Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) háo hức chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để rẽ sóng vươn khơi, đánh bắt hải sản trong niềm phấn khởi.
Tết không nghỉ ở Khu kinh tế Vũng Áng

Tết không nghỉ ở Khu kinh tế Vũng Áng

Để đảm bảo nhịp điệu sản xuất tại nhà máy và những công trình trọng điểm, hàng nghìn lao động ở KKT Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn miệt mài làm việc "xuyên" Tết.
Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, HTX Đoàn viên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã phát triển đa ngành nghề để tạo ra các giá trị kinh tế và đóng góp vì cộng đồng xã hội.
Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
“Gác” Tết bảo vệ rừng

“Gác” Tết bảo vệ rừng

Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025 cận kề nhưng cán bộ bảo vệ rừng (BVR) ở Hà Tĩnh vẫn đang phải ngày đêm bám rừng, bám trạm, sát địa bàn để bảo vệ màu xanh của các cánh rừng.
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.