Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

(Baohatinh.vn) - Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…

Khi cuốn lịch cũ bắt đầu lật giở sang tháng Chạp, ấy là lúc những vườn cam bù ở Hương Sơn bắt đầu vào mùa thu hoạch. Những ngày tết Nguyên đán, khắp các nẻo đường của huyện miền núi lại rộn ràng cảnh mua bán cam. Loại quả này không chỉ là cây ăn quả chủ lực của huyện mà còn là niềm tự hào của người dân, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

bqbht_br_z6267873495445-851322d8d58fb8ba5ffaeca1038e470f.jpg
bqbht_br_z6267873480602-cf38dd203ec21c8c07231c381254a1d6.jpg
Anh Trần Thanh Chương có một mùa cam bù khá thành công.

Trong không khí rộn ràng của mùa thu hoạch, anh Trần Thanh Chương (thôn Kim Lĩnh, xã Kim Hoa) thoăn thoắt cắt những trái cam bù vàng óng ả, chất đầy những giỏ hàng để kịp giao cho khách.

Không giấu được niềm vui trên khuôn mặt, anh Chương chia sẻ: “Năm nay, hơn 1 ha cam bù của gia đình cho sản lượng tương đương năm ngoái nhưng chất lượng vượt trội hơn. Cam chín đều, quả nào quả nấy căng mẩy, đẹp mắt và ngọt thơm. Tất cả là nhờ gia đình tôi đã tuân thủ quy trình kỹ thuật và chuyển đổi sang trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ”.

Theo nhẩm tính của anh Chương, dịp Tết này, gia đình đã thu hoạch khoảng 70% vườn cam bù (ước tính khoảng 7 tấn). Với giá bán hiện tại khoảng 35-50 nghìn đồng/kg, ước thu về khoảng gần gần 300 triệu đồng. Số cam còn lại sẽ được gia đình thu hoạch sau Tết để phục vụ nhu cầu làm quà biếu của người dân.

Tại xã Hàm Trường, người dân địa phương cũng đã có mùa cam bù ngọt thơm khi cam năm nay được giá, bán đắt hàng.

bqbht_br_z6267918547546-428a1b274060a427955ab2d2b84d3f97.jpg
bqbht_br_z6267918531660-76adc30ba7c0f5519654d6f04aedeb4c.jpg
Anh Trần Hưng Hải vui mừng vì cam bù năm nay chất lượng tốt, giá bán cao.

Vườn cam hơn 300 gốc của gia đình anh Trần Hưng Hải (thôn 8, xã Hàm Trường) những ngày này được tô điểm bởi sắc vàng rực rỡ của cam bù chín mọng. Để có thành quả này, anh đã chú trọng áp dụng khoa học kỹ thuật vào quy trình chăm sóc, tạo ra những trái cam sạch, chất lượng nhất nhằm phục vụ người tiêu dùng trong dịp tết Nguyên đán.

Anh Hải chia sẻ: “Cam bù chín đúng vào dịp Tết nên thường được lựa chọn đưa vào mâm ngũ quả trên ban thờ. Vì thế, vào dịp tết, cam bù luôn đắt hàng và giá khá cao, giúp các gia đình trồng cam có khoản thu nhập khá. Tết nhờ đó cũng thêm phần đầm ấm, trọn vẹn hơn”.

bqbht_br_z6267918512297-0f2c48e71069e10349ece73e2bd5131f.jpg
bqbht_br_z6267956124191-0de583a9758e9449b6f3cb203a1f55d5.jpg
Người dân Hương Sơn đã có một mùa cam bù trọn vẹn niềm vui.

Huyện Hương Sơn hiện có 1.100 ha trồng cam bù. Năm nay, sản lượng cam ước đạt hơn 11.000 tấn. Giống cam này được trồng chủ yếu trên các sườn đồi tại các xã Hàm Trường, Kim Hoa, Sơn Lâm, Quang Diệm và rải rác ở một số xã khác như Sơn Tây, Sơn Hồng, Sơn Kim 1....

Giống cam bù Hương Sơn có một vẻ ngoài vô cùng bắt mắt với lớp vỏ vàng óng ả, căng mịn. Kích thước cam khá lớn, khoảng 200 - 300g/quả, một số quả còn nặng đến 500g.

bqbht_br_z6267871547300-afc1e09ba11567845af1d6171f32b37d.jpg
Với người dân Hương Sơn, cam bù là một thức quả không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên ngày Tết.

Nhưng điều khiến người ta nhớ mãi về cam bù không chỉ nằm ở vẻ ngoài ấy. Điều quan trọng hơn cả chính là hương vị đặc biệt mà loại quả này mang lại. Vị ngọt thanh, mát tan trên đầu lưỡi khiến cho bất cứ ai đã từng thử qua đều không thể nào quên được. Cam bù Hương Sơn không chỉ là một loại trái cây, hơn hết còn là một món quà quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này, kết tinh trong từng múi cam là hương vị của quê hương, là dấu ấn lao động của người dân.

Nhờ có cây cam bù, đời sống của người dân Hương Sơn ngày càng được cải thiện, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đặc biệt, hiện nay, bên cạnh phương thức bán hàng truyền thống, người dân đã tích cực ứng dụng công nghệ tin vào sản xuất và tiêu thụ cam bù. Các cấp chính quyền cũng đã hỗ trợ người dân chuyển đổi số, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm trên các kênh thương mại điện tử, mạng xã hội... Điều này không chỉ giúp gia tăng giá trị cho cam mà còn góp phần quảng bá thương hiệu cam bù Hương Sơn đến với đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Ông Trần Quang Hòa - Trưởng phòng NN&PTNT Hương Sơn

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.