Hạ tầng giao thông xuống cấp “cản bước” Hương Khê xây dựng nông thôn mới

(Baohatinh.vn) - Địa bàn rộng, địa hình phức tạp, thường xuyên bị tác động của lũ lụt làm cho hệ thống hạ tầng giao thông ở nhiều xã thuộc huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) xuống cấp, “cản bước” phát triển, xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Hạ tầng giao thông xuống cấp “cản bước” Hương Khê xây dựng nông thôn mới

Đã hàng chục năm qua, người dân các thôn Bình Hải, Bình Hà, Bình Minh, xã Hương Bình (Hương Khê) phải rất vất vả ra đồng sản xuất trong tình cảnh đường sá lầy lội.

Đã hàng chục năm qua, ông Nguyễn Văn Thanh cũng như người dân các thôn Bình Hải, Bình Hà, Bình Minh, xã Hương Bình phải rất vất vả ra đồng sản xuất trong tình cảnh đường sá lầy lội. Đặc biệt, vào mùa thu hoạch là một cực hình đối với người nông dân nơi đây bởi rất khó để dùng phương tiện cơ giới chở nông sản về nhà.

Ông Nguyễn Văn Thanh – người dân thôn Bình Hải, xã Hương Bình cho biết, đây là tuyến giao thông huyết mạch dài 3km đi ra vùng sản xuất chính thuộc cánh đồng cây xoài, cây chanh của gần 700 hộ dân. Thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào cây lúa nên còn nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng tôi mong muốn nhà nước có chính sách đầu tư xây dựng con đường bằng bê tông để người dân được thuận lợi trong sản xuất, phát triển kinh tế.

Cũng theo ông Thanh, ngoài phục vụ sản xuất, nếu được đầu tư xây dựng đây cũng sẽ là tuyến đường kết nối với hệ thống giao thông trong huyện ngắn nhất, thuận lợi nhất để phục vụ việc đi lại, học tập, giao thương buôn bán của người dân địa phương.

Xã Hương Giang - một trong những xã vùng thấp lụt của Hương Khê có hệ thống giao thông các cấp gần 100 km. Trong đó, có tuyến huyện lộ 2, nằm trên tuyến giao thông Hà Linh – Phúc Trạch đi qua địa bàn xã với chiều dài hơn 5km.

Hạ tầng giao thông xuống cấp “cản bước” Hương Khê xây dựng nông thôn mới

Cầu tràn Khe Con (Hương Giang) nằm trên tuyến đường chính của xã Hương Giang và các xã lân cận hư hỏng, không đảm bảo an toàn cho người dân khi lưu thông qua đây.

Đây là tuyến đường chính phục vụ giao thương buôn bán, học tập cho hơn 2.000 người dân trên địa bàn. Trải qua thời gian, thiên tai lũ lụt, tuyến đường này đã xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, trên tuyến đường này có cầu tràn Khe Con được đầu tư xây dựng từ hàng chục năm qua nay đã hư hỏng, không đảm bảo an toàn cho người dân khi lưu thông qua khu vực này.

“Đây là tuyến đường trục chính phục vụ đi lại cho không chỉ người dân Hương Giang mà còn có các xã vùng lân cận. Vào mùa mưa, tuyến đường này bị chia cắt, có đến 3 thôn bị cô lập, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân, đặc biệt là các em học sinh” - ông Đậu Văn Ngãi - người dân thôn 10, xã Hương Giang xác nhận.

Hạ tầng giao thông xuống cấp “cản bước” Hương Khê xây dựng nông thôn mới

Do được thiết kế dạng cầu tràn nên chỉ cần 1 trận mưa nhỏ là việc đi lại của người dân trở nên khó khăn

Chủ tịch UBND xã Hương Giang Phan Đình Hùng cho biết, cầu tràn Khe Con đã được tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư từ năm 2019. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì đến nay vẫn chưa được triển khai. Đây là công trình giao thông có ý nghĩa quan trọng trong phát triển KT-XH của địa phương. Cầu chưa được triển khai xây dựng là “bước cản” lớn đối với địa phương trong việc hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn NTM năm 2020.

Hương Bình, Hương Giang là 2 trong 4 xã của Hương Khê đặt mục tiêu phấn đấu về đích NTM năm 2020. Tuy nhiên, là xã khó khăn, nguồn lực trong nhân dân còn rất hạn chế nên việc hoàn thành tiêu chí giao thông đối với các địa phương này là rất khó khăn.

Hạ tầng giao thông xuống cấp “cản bước” Hương Khê xây dựng nông thôn mới

Đến nay, toàn huyện Hương Khê đang còn 14 tuyến đường cấp xã với chiều dài 110km chưa đạt chuẩn

Ngoài 2 công trình trọng điểm “cản bước” NTM của 2 địa phương nói trên, đến nay, trên địa bàn huyện Hương Khê đang còn 14 tuyến đường cấp xã với chiều dài 110km chưa đạt chuẩn và nhiều cây cầu dân sinh lớn nhỏ đã bị hư hỏng, xuống cấp cần sớm được đầu tư xây dựng để đảm bảo phát triển KTXH, phục vụ công tác cứu hộ cứu nạn cũng như tiến trình xây dựng NTM của địa phương.

Từ năm 2007 đến nay, trên địa bàn huyện Hương Khê đã xẩy ra 6 trận lũ lịch sử làm thiệt hại nghiêm trọng đến cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường giao thông, các công trình thủy lợi... cũng như tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Hạ tầng giao thông xuống cấp “cản bước” Hương Khê xây dựng nông thôn mới

Cầu Lộc Yên - 1 trong số hàng chục cây cầu dân sinh quan trọng trên địa bàn Hương Khê đã xuống cấp, cần được đầu tư nâng cấp

“Để ổn định đời sống người dân về trước mắt cũng như lâu dài, đặc biệt là bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân, huyện Hương Khê đề xuất tỉnh và các bộ, ngành quan tâm, xem xét hỗ trợ 537 tỷ đồng đầu tư, xây dựng các công trình cấp bách, đặc biệt là các công trình giao thông” – Chủ tịch UBND huyện Hương Khê Lê Ngọc Huấn đề xuất.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng giảm khi giá ổn định sau khi đạt mức cao kỷ lục, trong khi nhu cầu trú ẩn an toàn trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Giá xăng giảm, dầu tăng

Giá xăng giảm, dầu tăng

Giá xăng giảm trong khi các mặt hàng dầu quay đầu tăng từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Đua nhau phá kỷ lục

Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Đua nhau phá kỷ lục

Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Sau khi giá vàng thế giới phá kỷ lục vào ngày 30/10, giá vàng nhẫn 9999 cũng tăng mạnh vượt mốc giá 89 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng cũng tăng thêm 1 triệu đồng/lượng.