Hà Tĩnh cần ban hành nghị quyết mới về khuyến khích phát triển nông nghiệp

(Baohatinh.vn) - Chiều nay (12/11), Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Hà Tĩnh làm việc với Sở NN&PTNT cùng một số sở, ngành, đơn vị liên quan về dự thảo nghị quyết chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và đô thị giai đoạn 2021 - 2025.

Hà Tĩnh cần ban hành nghị quyết mới về khuyến khích phát triển nông nghiệp

Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Trần Viết Hậu chủ trì buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, Sở NN&PTNT cho biết, dự thảo nghị quyết lần này hầu hết giữ nguyên những chính sách đã ban hành tại Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của HĐND tỉnh.

Dự thảo nghị quyết cũng dự kiến bổ sung thêm một số chính sách mới, như: Đối với chính sách phát triển trồng trọt, bổ sung nội dung hỗ trợ đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất cam bù, cam chanh, bưởi Phúc Trạch 50 triệu đồng/tổ chức, cá nhân.

Hà Tĩnh cần ban hành nghị quyết mới về khuyến khích phát triển nông nghiệp

Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt: Cần thiết ban hành chính sách mới để kéo dài các chính sách của Nghị quyết 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

Chính sách phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh, đề xuất hỗ trợ thêm việc đào tạo dẫn tinh viên 6 triệu đồng/người, kinh phí mua bình bảo quản tinh; hỗ trợ cán bộ hợp đồng trực tiếp thực hiện công tác kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung.

Chính sách phát triển thủy sản, hỗ trợ tối đa 100 triệu đồng/cơ sở nuôi tôm thâm canh mới hoặc nâng cấp ao hồ từ hình thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang nuôi tôm thâm canh với diện tích từ 1 ha trở lên.

Chính sách phát triển lâm nghiệp, hỗ trợ khoán bảo vệ rừng phòng hộ là rừng trồng, rừng tự nhiên ven biển với mức tối đa 450 nghìn đồng/ha cho hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư, UBND xã.

Chính sách hỗ trợ mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP), hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng quy trình sản xuất, thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc; kinh phí đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị phục vụ kinh doanh và quảng bá tại các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Đối với cơ chế hỗ trợ, trong xây dựng nông thôn mới, dự kiến hỗ trợ huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao 15 tỷ đồng/huyện, chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu 20 tỷ đồng/huyện. Hỗ trợ việc làm đường giao thông, rãnh thoát nước, kênh mương nội đồng và tăng cường đảm bảo an toàn giao thông…

Hà Tĩnh cần ban hành nghị quyết mới về khuyến khích phát triển nông nghiệp

Phó ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần: Chính sách cần bám Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp với 3 vùng miền sinh thái và bộ sản phẩm chủ lực, vì vậy cần đưa sản phẩm rau vào trong danh mục hỗ trợ.

Bên cạnh đó, một số chính sách cũ, qua thực tiễn triển khai không phù hợp, cơ quan soạn thảo đề nghị nên bãi bỏ, trong đó các chính sách như: phát triển trồng trọt (bỏ 3 nội dung); phát triển chăn nuôi (bỏ 2 nội dung); phát triển thủy sản (bỏ 2 nội dung); chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ sinh học, hỗ trợ lãi suất (bỏ 1 nội dung).

Dự kiến giai đoạn 2021-2025, tổng kinh phí thực hiện nghị quyết là hơn 2.200 tỷ đồng, trong đó chính sách hỗ trợ khoảng 921 tỷ đồng, cơ chế hỗ trợ trên 1.316 tỷ đồng; bình quân mỗi năm tỉnh hỗ trợ 447 tỷ đồng.

Phát biểu tại buổi làm việc, các đại biểu ghi nhận những kết quả đạt được của các chính sách trong giai đoạn vừa qua; đánh giá cao sự cần thiết của những cơ chế, chính sách nêu trong dự thảo nghị quyết.

Đồng thời, các ý kiến cũng đề nghị cơ quan soạn thảo cần bổ sung, sửa đổi thêm một số nội dung như: Đánh giá kỹ, tổng kết hiệu quả những chính sách đã ban hành tại Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND; tính toán kỹ việc giải ngân một số chính sách trên lĩnh vực nông nghiệp; xem xét tăng mức thưởng các sản phẩm OCOP nâng hạng sao; đánh giá sát đúng để tìm điểm nghẽn trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất, tích tụ ruộng đất...

Hà Tĩnh cần ban hành nghị quyết mới về khuyến khích phát triển nông nghiệp

Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Trần Viết Hậu đề nghị rà soát lại nội dung các cơ chế, chính sách để tránh trùng lặp...

Kết luận buổi làm việc, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Trần Viết Hậu thống nhất việc ban hành nghị quyết mới để tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và đô thị.

Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đề nghị rà soát lại nội dung các cơ chế, chính sách để tránh trùng lặp, ưu tiên hỗ trợ đầu ra của sản phẩm, bám sát chính sách trong đề án tỉnh nông thôn mới, đảm bảo nguyên tắc cân đối ngân sách, sớm hoàn thiện, báo cáo UBND tỉnh trình HĐND theo quy định.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...