(Baohatinh.vn) - Việc được công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh là cơ sở để các địa phương Hà Tĩnh tăng cường hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.
Di tích Bia Quan Thượng (xã Thạch Khê, Thạch Hà) - công trình được xếp hạng di tích cấp tỉnh đợt này, vừa được chính quyền địa phương trùng tu, tôn tạo với số tiền 2 tỷ đồng bằng nguồn xã hội hóa.
Nhằm tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn, căn cứ đề xuất của Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh về xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh năm 2023, UBND tỉnh đã có Quyết định số 2819/QĐ-UBND ngày 1/11/2023 công nhận 11 công trình là di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh và bổ sung 1 hạng mục của công trình đã được xếp hạng cấp tỉnh trước đó.
Theo đó, 11 công trình được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh đợt này, Thạch Hà và Nghi Xuân, mỗi đơn vị có 2 di tích; các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Lộc Hà, Đức Thọ, TX Hồng Lĩnh và Hương Khê, mỗi địa phương có 1 di tích. Ngoài ra, Thạch Hà có một công trình đã được xếp hạng cấp tỉnh trước đó, nay bổ sung thêm hạng mục và đổi tên di tích. Đó là Nhà thờ Nguyễn Hiền nay đổi tên là Mộ và Nhà thờ Nguyễn Hiền (xã Thạch Kênh, Thạch Hà).
Nhà thờ họ Hà - An Mỹ (thị trấn Tiên Điền) - một trong 2 công trình của huyện Nghi Xuân được xếp hạng di tích cấp tỉnh đợt này.
Việc được xếp hạng sẽ là cơ sở để chính quyền và Nhân dân các địa phương tăng cường hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử của các di tích trong đời sống.
Lũy kế đến nay, Hà Tĩnh có tổng số 649 di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng, trong đó có 88 di tích cấp quốc gia và 561 di tích cấp tỉnh.
Danh sách 11 công trình vừa được công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh:
- Nhà thờ Hoàng Tá Tương ( xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Xuyên)
- Nhà thờ Nguyễn Văn Hào (xã Tùng Lộc, Can Lộc)
- Nhà thờ Phan Đình Vượng (xã Lâm Trung Thủy, Đức Thọ)
- Văn Miếu Kỳ Anh (xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh)
- Nhà thờ Phan Văn Nguyên (xã Thạch Châu, Lộc Hà)
- Nhà thờ họ Hà - An Mỹ (thị trấn Tiên Điền, Nghi Xuân)
- Đền Thành hoàng làng Đông (thị trấn Tiên Điền, Nghi Xuân)
- Nhà thờ Lê Đình Túy (xã Đỉnh Bàn, Thạch Hà)
- Bia Quan Thượng (xã Thạch Khê, Thạch Hà)
- Nhà thờ Lê Danh Linh (xã Phú Phong, Hương Khê)
- Đền Bình Lãng (phường Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh)
Bằng sự nghiên cứu, sáng tạo, nhiều văn nghệ sỹ, chuyên gia nổi tiếng cả nước đã dành nhiều tâm huyết để lan tỏa, nhân lên những giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh tới bạn bè muôn phương.
Điểm chung lớn nhất để Đại danh y Lê Hữu Trác và Đại thi hào Nguyễn Du trở thành danh nhân thế giới chính là tinh thần nhân văn cao cả được thể hiện trong cuộc đời, sự nghiệp của mình.
Mỗi độ xuân về, du khách khắp mọi miền đất nước lại nô nức trẩy hội chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh để cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đình bình an và tham quan vẻ đẹp của ngôi chùa nằm trên đỉnh núi Hồng.
Sau hơn 30 năm đam mê, kiên nhẫn, miệt mài, nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy đã để lại một di sản hàng ngàn trang viết về địa chí, lịch sử, văn hóa, con người… của vùng đất Nghệ - Tĩnh.
Những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, du khách từ nhiều địa phương về Khu Di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) để tri ân và cầu mong năm mới bình an.
Thị trấn Phố Châu (Hương Sơn - Hà Tĩnh) đang rộn ràng không khí tết Ất Tỵ 2025. Khắp các nẻo đường như được nhuộm "sắc xuân" khiến cho phố núi sáng bừng sức sống mới.
Trong 2 ngày đầu năm mới Ất Tỵ, chùa Hương Tích (Can Lộc, Hà Tĩnh) - nơi được mệnh danh là Hoan Châu đệ nhất danh lam đã đón hơn 4.000 du khách tham quan.
Cộng đồng người Hà Tĩnh ở khắp nơi trên thế giới cảm thấy ấm lòng hơn mỗi dịp Tết đến, xuân về với những hoạt động mang đậm nét truyền thống và hơi thở cùa Tết cổ truyền.
Đền Kinh Hạ ở phường Thạch Hưng (TP Hà Tĩnh) là một trong những ngôi đền cổ kính, linh thiêng với tục thờ thần rắn làm thành hoàng làng - một tín ngưỡng có nguồn gốc lâu đời của cư dân nông nghiệp với mong muốn mưa thuận gió hòa.
Đến với Hà Tĩnh vào dịp xuân về, du khách sẽ được hòa mình vào không khí rộn ràng của các lễ hội, được khám phá cảnh sắc và nét độc đáo của văn hóa, con người vùng đất núi Hồng - sông La.
Ngay sau khoảnh khắc giao thừa - trong những phút giây thiêng liêng khi đất trời giao hòa, nhiều người dân Hà Tĩnh đã tới đền chùa để cầu một năm mới Ất Tỵ bình an, hạnh phúc.
Khi hương sắc của mùa xuân đã ngập tràn khắp chốn, những người con Hà Tĩnh đang sinh sống, học tập, làm việc tại nước ngoài cũng rạo rực, háo hức, vui đón Tết ở xứ người.
Những ngày cuối năm, hàng nghìn người lao động, sinh viên Hà Tĩnh đã được trở về đón tết bên gia đình trên những chuyến xe miễn phí do các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức.
Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Khắp các tuyến đường ở khu dân cư nông thôn mới Hòa Thịnh (xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đã ngập tràn không khí tết, sự no ấm, bình yên hiện hữu trong từng nếp nhà, ngõ xóm.
Đến với cảnh sắc rực rỡ tại Khu di tích Nguyễn Du (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) dịp xuân Ất Tỵ 2025, du khách sẽ được tham gia hội thi viết thư pháp, xem biểu diễn ca trù, trò Kiều, bói Kiều...
Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Đón xuân Ất Tỵ 2025, nhiều ngôi chùa tại Hà Tĩnh đã kỳ công dựng nên những “bức tranh xuân” đầy màu sắc phục vụ cho hoạt động tham quan, vãn cảnh của phật tử và người dân.
Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Những ngày này, tại các điểm đến trong quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã tràn ngập sắc xuân gọi mời bước chân du khách thưởng ngoạn.
Mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước và quê hương đổi mới, các con đường, góc phố của TP Hà Tĩnh đều rực rỡ cờ, hoa và ngập tràn ánh sáng chào đón Xuân Ất Tỵ 2025
Nếu được công nhận, khu dự trữ sinh quyển thế giới Vũ Quang sẽ là khu dự trữ sinh quyển thế giới thứ 12 tại Việt Nam - một vinh dự lớn của Hà Tĩnh và cả nước.
Lễ Hạp ấn đền Lê Khôi được TP Hà Tĩnh tổ chức nhằm tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn của Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi - vị tướng tài ba của dân tộc.
Đối với cộng đồng kiều bào Hà Tĩnh xa quê, Tết cổ truyền của dân tộc luôn mang ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt, nhắc nhở mỗi người dù xa xôi cách trở vẫn là một phần không thể tách rời của quê hương, đất nước.
Cuộc thi nhằm giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá những hình ảnh đẹp của quê hương Vũ Quang (Hà Tĩnh) đến với bạn bè, đối tác trong và ngoài nước.