Hà Tĩnh đề nghị xem xét trình Thủ tướng công nhận Chuông Chùa Rối là bảo vật quốc gia

(Baohatinh.vn) - Chuông được phát hiện năm 1989, tại Chùa Rối, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh đề nghị xem xét trình Thủ tướng công nhận Chuông Chùa Rối là bảo vật quốc gia

Trên chuông có nhiều họa tiết, trang trí tinh xảo, mang đậm dấu ấn văn hóa thời Trần; thể hiện kỹ thuật đúc đồng đạt đến trình độ cao. Trong ảnh: Chuông Chùa Rối được trưng bày tại Bảo tàng Hà Tĩnh (ảnh: Thiên Vỹ).

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi Bộ VH-TT&DL và Cục Di sản văn hóa về việc đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia Chuông Chùa Rối.

Căn cứ Văn bản số 801/BVHTTDL-DSVH ngày 15/3/2021 của Bộ VH-TT&DL về việc lựa chọn hiện vật để xây dựng hồ sơ đề nghi công nhận bảo vật quốc gia; trên cơ sở đề nghị của Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh tại Văn bản số 914/SVHTTDL-DSVH ngày 4/8/2021; UBND tỉnh Hà Tĩnh đã xem xét, lựa chọn hiện vật Chuông Chùa Rối để lập hồ sơ đề nghị công nhận bảo vật quốc gia năm 2021.

Chuông được phát hiện năm 1989, tại Chùa Rối, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên; đúc bằng đồng từ thời Trần (Thế kỷ XIV), là hiện vật quý hiếm còn lưu giữ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh đề nghị xem xét trình Thủ tướng công nhận Chuông Chùa Rối là bảo vật quốc gia

Cổ vật chứng minh, dấu ấn văn hóa Phật giáo phát triển rực rỡ thời Lý - Trần (thế kỷ X - XIV), trong đó, Hà Tĩnh cũng là nơi có những ngôi chùa lớn được xây dựng. Trong ảnh: Quai chuông chùa Rối bằng đồng, hình con rồng có hoa văn tinh xảo (ảnh: Thiên Vỹ).

Trên chuông có nhiều họa tiết, trang trí tinh xảo, mang đậm dấu ấn văn hóa thời Trần; thể hiện kỹ thuật đúc đồng đạt đến trình độ cao.

Đặc biệt, trên chuông có khắc bài thơ thất ngôn tứ tuyệt của Phạm Sư Mạnh, nội dung ghi lại cảm xúc khi nhìn về đỉnh Hoành Sơn Quan, cũng như sự kiện liên quan đến việc vua Trần Duệ Tông thân chinh phương Nam.

Hà Tĩnh đề nghị xem xét trình Thủ tướng công nhận Chuông Chùa Rối là bảo vật quốc gia

Bài thơ của tác giả Phạm Sư Mạnh còn lưu giữ trên chuông nhưng nhiều nét chữ đã bị mờ, có khu vực bị ô xi hóa khiến chữ bị mất. Ảnh: Mạnh Hà.

Với những điểm đặc biệt và giá trị lịch sử nói trên, UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Bộ VH-TT&DL xem xét trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia Chuông Chùa Rối, tỉnh Hà Tĩnh.

Thân chuông hình khối trụ tròn liền khối bằng đồng, miệng to và nhỏ khum thon dần về phía đỉnh.

Thân chuông được trang trí, chia thành hai phần được giới hạn bởi năm đường gờ nổi, đường gỡ nổi chính giữa to, cao hơn cả. Phần trên cao 57cm chia thành bốn hình thang cân, đứng, bằng nhau. Những ô hình thang cân, cạnh dưới to, cạnh trên nhỏ, hai cạnh bên bằng nhau.

Phần dưới cao 35cm, chia thành bốn ô hình chữ nhật nằm bằng nhau. Hình chữ nhật nằm được giới hạn thông qua năm đường gân nhỏ chạy dọc từ trên xuống dưới và chạy ngang bao quanh chuông.

Trên đỉnh là ba đường gân chạy bao quanh với khoảng cách đều nhau tạo thành những đường tròn đồng tâm.

Chuông có sáu nhúm thỉnh chuông, hình dáng giống nhau, kích thước bằng nhau: 10cm, hình tròn hoa sen với 13 cánh sen lớn, lật úp, đều nhau, 13 cánh sen nhỏ cũng lật úp đều nhau, cánh to, cánh nhỏ bố trí xen kẽ nhau. Trong số các núm đó, có 2 núm được bố ở vị trí gần dưới miệng chuông, trên các đường gờ nổi, nằm đối xứng nhau qua tâm chuông, chia đường tròn phía dưới chuông thành hai cung tròn bằng nhau.

Ở đường tròn gờ nổi ở giữa chuông, bố trí bốn núm chuông ở khoảng cách đều nhau với hai cặp đối xứng nhau qua tâm chuông.

Ở phần miệng chuông được trang trí cầu kỳ với 86 cánh hoa sen lập úp, viền cánh sen có hai đường gờ nổi, trong số đó có 43 cánh to, 43 cánh nhỏ nằm xen kẻ nhau bao quanh vành miệng chuông.

Kích thước chuông cao 115cm (tính từ miệng chuông đến quai chuông), đường kính miệng 65cm, tỷ lệ giữa chiều cao và đường kính miệng 1,738.

(Nguồn: Bảo tàng Hà Tĩnh)

Chủ đề Di chỉ - Khảo cổ

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống