Hà Tĩnh đề xuất chuyển tuyến đường ven biển thành quốc lộ ven biển

(Baohatinh.vn) - Việc chuyển tuyến đường ven biển Hà Tĩnh thành quốc lộ ven biển Hà Tĩnh góp phần thực hiện tốt công tác quản lý, bảo trì, bảo đảm giao thông thông suốt, duy trì khả năng khai thác và tuổi thọ lâu dài của tuyến đường.

Hà Tĩnh đề xuất chuyển tuyến đường ven biển thành quốc lộ ven biển

Tuyến đường ven biển Hà Tĩnh,

Theo thông tin từ Sở GTVT Hà Tĩnh: UBND tỉnh vừa có văn bản gửi Bộ GTVT và Cục Đường bộ Việt Nam về việc đề nghị chuyển tuyến đường ven biển Hà Tĩnh (đường tỉnh ĐT.547) thành đường quốc lộ ven biển Hà Tĩnh.

Tuyến đường ven biển Xuân Hội – Thạch Khê – Vũng Áng (ĐT.547 – đường ven biển Hà Tĩnh) được triển khai xây dựng theo quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/01/2010. Đây là một trong những tuyến giao thông trục dọc của Hà Tĩnh, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh.

Hà Tĩnh đề xuất chuyển tuyến đường ven biển thành quốc lộ ven biển

Đường ven biển Hà Tĩnh góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở những địa phương có tuyến đường đi qua.

Từ khi hoàn thành, đưa vào sử dụng, tuyến đường ven biển Hà Tĩnh không chỉ chia sẻ lưu lượng phương tiện cho quốc lộ 1, mà còn tạo thuận lợi trong đi lại, giao thương, qua đó góp phần khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên biển và vùng ven biển Hà Tĩnh.

Tuyến đường cũng giúp kết nối vùng kinh tế Nam Nghệ An – Bắc Hà Tĩnh, Nam Hà Tĩnh – Bắc Quảng Bình, đóng vai trò động lực xây dựng các khu kinh tế trọng điểm 3 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, hình thành chuỗi các khu kinh tế có sự gắn bó nhằm phát huy thế mạnh khu vực.

Thời gian qua, công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó có tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng đã được Hà Tĩnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện.

Hà Tĩnh đề xuất chuyển tuyến đường ven biển thành quốc lộ ven biển

Tuyến đường ven biển Hà Tĩnh có đầy đủ các yếu tố thành quốc lộ ven biển Hà Tĩnh.

Tuy nhiên, do chiều dài tuyến lớn, hằng năm chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa, bão, lũ lụt, đòi hỏi nguồn kinh phí lớn để duy tu, sửa chữa, trong khi đó nguồn ngân sách của tỉnh còn nhiều khó khăn nên việc cân đối, bố trí nguồn lực còn hạn chế, chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Một số hạng mục kết cấu hạ tầng giao thông có nguy cơ xuống cấp, hư hỏng gây ảnh hưởng đến ATGT, khả năng khai thác và tuổi thọ công trình đường bộ.

Để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo trì, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, duy trì khả năng khai thác và tuổi thọ lâu dài của tuyến đường ven biển, căn cứ quy định điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Giao thông đường bộ 2008, Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam, UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Bộ GTVT, Cục Đường bộ Việt Nam xem xét, chấp thuận chuyển tuyến đường ven biển tỉnh Hà Tĩnh thành quốc lộ ven biển Hà Tĩnh và ủy thác cho Sở GTVT quản lý, bảo trì, khai thác.

Tuyến đường ven biển Xuân Hội – Thạch Khê – Vũng Áng (đường ven biển Hà Tĩnh) dài 120 km, bắt đầu từ cầu Cửa Hội (huyện Nghi Xuân) tới điểm giao với quốc lộ 12C ở cảng Vũng Áng (TX Kỳ Anh). Tuyến giao thông đi qua 6 địa phương của Hà Tĩnh, gồm các huyện: Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và TX Kỳ Anh

Trong 120 km của tuyến đường ven biển Hà Tĩnh có 33 km trùng với một số đoạn tuyến đã được đầu tư của các dự án tại 3 địa phương (Lộc Hà, Thạch Hà và TX Kỳ Anh), còn 87 km được xây dựng mới qua 2 giai đoạn (chủ đầu tư giai đoạn 1 là Sở GTVT Hà Tĩnh, còn giai đoạn 2 là BQL Dự án các công trình giao thông tỉnh) với tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng.

Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, vận tốc tối đa 80 km/h. Đoạn từ xã Đan Trường (Nghi Xuân) tới cầu Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên) nền đường rộng 12m, mặt đường 11m và 2 lớp bê tông nhựa. Đoạn từ cầu Cửa Nhượng tới xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh) cũng có nền đường rộng 12m nhưng bề rộng mặt đường làn xe cơ giới chỉ 7m, bề rộng làn xe thô sơ (gia cố lề) 4m và lề đường đất 1m.

Chủ đề An toàn giao thông

Đọc thêm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Bài toán để các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, tM-DV và nông nghiệp tăng thêm điểm phần trăm về tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung cả năm từ 8% được các cấp, ngành tập trung tìm lời giải với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Nhan nhản mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Không ít cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở TP Hà Tĩnh bày bán sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, khiến người tiêu dùng gặp khó trong xác định thông tin về thành phần, công dụng và hạn sử dụng.