(Baohatinh.vn) - Đến thời điểm hiện tại, Hà Tĩnh có 641 trường công lập, giảm 34 đầu mối giáo dục công lập so với năm học trước.
Trường Tiểu học Khánh Vĩnh Yên (Can Lộc) được sáp nhập năm học 2020-2021 trên cơ sở sáp nhập xã
Chủ trương sáp nhập trường nhằm mở rộng quy mô trường lớp, giảm đầu mối các cơ sở công lập theo tinh thần Nghị quyết 96/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh. Đây cũng là bước đi quan trọng để một số địa phương triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Trên tinh thần đó, các địa phương phê duyệt đề án sắp xếp lại hệ thống trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn; phấn đấu đến năm 2025 giảm khoảng 20% cơ sở giáo dục công lập. Hệ thống trường học sau sắp xếp phù hợp với đơn vị hành chính mới và đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.
Sau sáp nhập, nhiều trường được đầu tư cơ sở vật chất khang trang, đáp ứng nhu cầu dạy học
Theo đó, trong năm học này, Hà Tĩnh giảm 34 đầu mối giáo dục công lập từ bậc trung học phổ thông đến mầm non. Cụ thể: Trung học phổ thông giảm 1 trường, trung học cơ sở giảm 2 trường, tiểu học giảm 18 trường, mầm non giảm 13 trường.
Đối với bậc mầm non, do đặc thù riêng nên việc sáp nhập được tiến hành theo hình thức đồng cấp. Ở bậc tiểu học, trung học cơ sở, các địa phương tùy theo tình hình thực tế (quy mô dân số, địa giới hành chính …) để thực hiện sáp nhập theo mô hình đồng cấp hoặc liên cấp.
Xuất sắc giành vị trí thủ khoa tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 12, em Trần Nguyên Anh và Nguyễn Thị Thùy Dương (Trường THPT Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã nối dài chuỗi “bảng vàng” của nhà trường.
Chương trình giao lưu bằng tiếng Anh tìm hiểu về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác của học sinh Hương Sơn (Hà Tĩnh) nhằm hướng đến lễ kỷ niệm 300 Ngày sinh của Đại danh y (1724-2024).
Trường Đại học Hà Tĩnh đã tiếp nhận 15 học sinh THPT của tỉnh Bolikhămxay (nước CHDCND Lào) sang nhập học. Đây là lần đầu tiên có học sinh Lào theo học bậc THPT tại Hà Tĩnh.
Ngay sau khi có quyết định của Bộ GD&ĐT, ở nhiều trường học trên địa bàn Hà Tĩnh, tỷ lệ học sinh lựa chọn môn Tiếng Anh trong Kỳ thi tốt nghiệp giảm đáng kể.
Diễn đàn “Điều em muốn nói” được các trường học ở Hà Tĩnh tổ chức góp phần mở “cánh cửa” tâm hồn của học sinh, giúp người lớn thấu hiểu, đồng hành với các em trên hành trình trưởng thành.
Niềm vui đến với Lê Thiện Nhân và Lê Hồng Nhung – lớp 12 A1 Trường THPT Can Lộc với giải nhất môn Toán và giải nhì môn Vật lý tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh Hà Tĩnh lớp 12.
Các trường học ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa nhằm giúp học sinh nâng cao hiểu biết về thân thế, sự nghiệp của Đại danh y Lê Hữu Trác.
Nhiều học sinh lớp 12 ở Hà Tĩnh thay đổi kế hoạch ôn thi sau khi Bộ GD&ĐT công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học năm 2025, trong đó có quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20%.
Các trường học ở Hà Tĩnh đã và đang bám sát định hướng đổi mới, chuẩn bị kiến thức cho học sinh trước Kỳ thi vào lớp 10 lần đầu tiên áp dụng theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
102 giáo viên đến từ các trường tiểu học ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) vừa hoàn thành các phần thi tại Hội thi giáo viên giỏi cấp huyện, năm học 2024 - 2025.
Hơn 23 năm đảm nhận vai trò Tổng phụ trách Đội, thầy Lê Văn Tùng (Trường Tiểu học Cẩm Lạc, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo nhằm phát triển phong trào đội.
Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, nhiều ý kiến của các chuyên gia đề nghị bỏ xét tuyển sớm, Bộ sẽ cân nhắc điều này, xem xét nên rút ngắn tỷ lệ này hay bỏ xét tuyển sớm để tạo sự công bằng.
Đây là những học sinh có điểm IELTS từ 7.0 trở lên và chứng chỉ quốc tế môn tiếng Pháp được miễn tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh Hà Tĩnh lớp 12 năm học 2024 - 2025.
Với vai trò Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Đức Long (Đức Thọ, Hà Tĩnh), cô Nguyễn Thị Minh Thơ luôn nhiệt huyết, góp phần phát triển toàn diện về tư duy, thể chất cho học sinh.
Hội thi giáo viên dạy giỏi là dịp để các thầy cô giáo trên địa bàn Hà Tĩnh nâng cao tinh thần tự học hỏi, sáng tạo trong chuyên môn, mạnh dạn đổi mới hình thức tổ chức dạy học.
Hai giáo viên Tổng phụ trách Đội ở Hà Tĩnh vừa được trao giải thưởng “Cánh én hồng", được Hội đồng Đội trung ương tuyên dương phụ trách Đội tiêu biểu toàn quốc năm 2024.
Nhiệm kỳ tới, Hội Khuyến học Can Lộc (Hà Tĩnh) tiếp tục củng cố, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức hội, phấn đấu xây dựng huyện đạt danh hiệu “Cộng đồng học tập” mức 2.
17 tham luận đã đề xuất nhiều giải pháp hay nhằm thực hiện tốt việc sắp xếp hệ thống giáo dục Hà Tĩnh ngày càng hoàn thiện, đổi mới, phù hợp với thực tiễn.
Gần 300 trẻ em Trường Tiểu học Thạch Đài (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã tham gia diễn đàn “Điều em muốn nói”; gặp gỡ, tiếp xúc với đại biểu HĐND, lãnh đạo địa phương.
Hội thi “Rung chuông vàng” tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam do Trường THPT Can Lộc (Hà Tĩnh) tổ chức diễn ra hấp dẫn, ý nghĩa.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đổi mới phương pháp dạy, học và quản lý, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục ở Hà Tĩnh.
Mặc dù trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề, song các giáo viên Gen Z ở Hà Tĩnh đang “thổi một làn gió mới” vào công cuộc trồng người bởi phương pháp giảng dạy sáng tạo và độc đáo.