Hà Tĩnh là tỉnh thứ 2 Việt Nam xuất hiện sinh vật “lạ” trên cây bần, nhiều héc-ta rừng ngập mặn nguy cơ xóa sổ

(Baohatinh.vn) - Hơn 13ha cây bần chua gần một năm tuổi ở thôn Tiền Tiến (xã Thạch Môn, TP Hà Tĩnh) đang bị chết dần. Kiểm tra của ngành chuyên môn, thủ phạm gây hại là loài giáp xác lần đầu tiên xuất hiện ở Hà Tĩnh.

Tháng 11/2018, dự án “Quản lý nguồn nước tổng hợp và phát triển đô thị trong mối liên hệ với biến đổi khí hậu tại Hà Tĩnh” do Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Hà Tĩnh triển khai trồng mới 5ha rừng ngập mặn (cây bần chua) ở thôn Liên Hạ, xã Thạch Hạ; 13ha ở thôn Tiền Tiến, xã Thạch Môn.

Ngoài ra, còn trồng xem dắm hơn 7ha ở thôn Tiền Tiến, xã Thạch Môn.

Hà Tĩnh là tỉnh thứ 2 Việt Nam xuất hiện sinh vật “lạ” trên cây bần, nhiều héc-ta rừng ngập mặn nguy cơ xóa sổ

Qua hơn 1 tháng phát hiện loài sinh vật gây hại, nhiều diện tích rừng ngập mặn đã bị phá hoại

Chính quyền, ngành chuyên môn các cấp kỳ vọng dải rừng ngập mặn nếu phát triển tốt sẽ tạo nên một vành đai chống biến đổi khí hậu, giảm nhẹ tác động bất lợi của thiên tai, bảo vệ đê Đồng Môn và cải tạo môi trường khu vực.

Sau gần một năm, khi 13ha cây bần chua trồng ở thôn Tiền Tiến, xã Thạch Môn, TP Hà Tĩnh đang sinh trưởng tốt với đường kính 5cm, chiều cao 1,2m thì bất ngờ bị loài sinh vật lần đầu tiên xuất hiện ở Hà Tĩnh gây hại.

Hà Tĩnh là tỉnh thứ 2 Việt Nam xuất hiện sinh vật “lạ” trên cây bần, nhiều héc-ta rừng ngập mặn nguy cơ xóa sổ

Ngành chức năng đang kiểm tra, lấy mẫu làm rõ nguyên nhân

Ông Hoàng Dũng Lê - cán bộ kỹ thuật BQL Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Hà Tĩnh cho hay: “Vào ngày 26/8, đơn vị phát hiện nhiều diện tích rừng ngập mặn gần một năm tuổi bị loài sinh vật “lạ” gây hại. Các cây bần bị đục ở phần gốc dẫn tới thiếu chất dinh dưỡng và chết khô”.

Theo ông Lê, loài sinh vật này tấn công khiến cây bần chua chết rất nhanh. Chỉ trong vòng 10 – 15 ngày, 30% diện tích bị thiệt hại với số lượng cây bần có dấu hiệu bị xâm hại là 40 – 60%.

Nguy hiểm hơn, diện tích rừng ngập mặn bị loài sinh vật “lạ” gây hại ngày càng nhiều, có thể lan rộng ra toàn bộ 13ha. Hai lô trồng 7ha và 5ha cũng bắt đầu có hiện tượng bị loài sinh vật này xâm hại.

“Trong mỗi thân cây bị đục, chúng tôi ghi nhận có từ 15 – 30 con bọ làm tổ. Qua xác định từ các đơn vị chuyên môn thì đây là giáp xác chân đều đục thân có tên khoa học là Sphaeroma terebrans Bate, thuộc họ Sphaeromatidae bộ chân đều Isopoda, lớp Malacostraca”, ông Hoàng Dũng Lê thông tin.

Hà Tĩnh là tỉnh thứ 2 Việt Nam xuất hiện sinh vật “lạ” trên cây bần, nhiều héc-ta rừng ngập mặn nguy cơ xóa sổ

Thủ phạm được xác định là loài giáp xác chân đều đục thân, lần đầu tiên ghi nhận ở Hà Tĩnh

Bà Hồ Thị Thủy – Trưởng phòng Bảo vệ thực vật – Thanh tra (Chi cục Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh) cho biết: “Loài giáp xác này rất ít xuất hiện ở Việt Nam. Vào giữa năm 2017, mới chỉ ghi nhận chúng gây hại cho rừng đước ở tỉnh Quảng Ngãi, còn ở Hà Tĩnh thì chưa từng xuất hiện loài sinh vật này”.

Trước tình trạng rừng ngập mặn mới trồng có nguy cơ bị “xóa sổ”, BQL Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Hà Tĩnh phối hợp với các đơn vị chuyên môn Sở NN&PTNT như Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Thủy sản vào cuộc tìm cách khắc phục, xử lý loài sinh vật gây hại.

Hà Tĩnh là tỉnh thứ 2 Việt Nam xuất hiện sinh vật “lạ” trên cây bần, nhiều héc-ta rừng ngập mặn nguy cơ xóa sổ

Cây bần chua bị loài giáp xác đục phần gốc, dẫn tới thiếu chất dinh dưỡng và chết

Nhiều biện pháp được đưa ra thảo luận, trong đó có việc phun hóa chất. Tuy nhiên, phương án này đã bị bác bỏ do việc sử dụng hóa chất có thể gây hại tới môi trường, hệ sinh thái xung quanh.

“Hiện chưa có giải pháp hữu hiệu để diệt trừ loài giáp xác này. Đơn vị đề xuất cần chặt bỏ, thu gom cây bần chua bị xâm hại rồi tiêu hủy để tránh lây lan diện rộng”, bà Hồ Thị Thủy cho biết.

Cán bộ kỹ thuật BQL Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Hà Tĩnh cho hay: “Vào cuối tuần này, các ngành chức năng liên quan sẽ tiếp tục họp bàn để đưa ra phương án cuối cùng xử lý nhằm tiêu diệt loài giáp xác chân đều và “giải cứu” rừng ngập mặn”.

Chủ đề Dịch bệnh cây trồng - vật nuôi

Chủ đề Hà Tĩnh 24h

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.