Hạnh phúc với nghề điều dưỡng

(Baohatinh.vn) - Nhẹ nhàng, phúc hậu, đó là điều bất cứ ai cũng có thể cảm nhận ngay từ lần đầu tiếp xúc với chị - điều dưỡng Nguyễn Thị Ánh Nguyệt ở Bệnh viện Đa khoa Kỳ Anh.

Mở lời tiếp chuyện, thay vì giới thiệu về bản thân, chị Nguyệt lại chia sẻ về đồng nghiệp: “Anh em ở đây ai cũng vất vả chứ không riêng mình chị đâu. Còn rất nhiều điển hình khác về sự tận tụy, chăm lo cho bệnh nhân”.

Hạnh phúc với nghề điều dưỡng ảnh 1
Điều dưỡng Nguyễn Thị Ánh Nguyệt tận tình chăm sóc bệnh nhân

Chị Nguyệt sinh năm 1972, quê gốc Đức Thọ nhưng sinh ra và lớn lên ở Kỳ Anh. Tốt nghiệp THPT, chị mơ ước được trở thành cô giáo. Thế nhưng, nghề y đã chọn chị (theo cách nói của chị). Tốt nghiệp trung cấp y tế, chị nhận công tác ở Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh. Bước vào nghề với nhiều bỡ ngỡ nhưng dần dần, công việc của người điều dưỡng đã giúp chị nhận ra rằng, được chăm sóc bệnh nhân là niềm vui, hạnh phúc. Từ đó đến nay, chị gắn bó với công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân Kỳ Anh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ dịch vụ KHHGĐ (thuộc Trung tâm Y tế trước đây) cho đến các chuyên khoa sản, nhi, nội, hồi sức cấp cứu, y học cổ truyền và phục vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu.

Được luân chuyển trong nhiều lĩnh vực chuyên môn nhưng dù ở vị trí nào, chị cũng một lòng tận tụy với bệnh nhân, trách nhiệm với nghề nghiệp. “Kỹ thuật chuyên môn có thể học bổ sung nhưng kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân là điều đòi hỏi mọi lúc, mọi nơi. Giao tiếp ban đầu sẽ tạo được niềm tin cho bệnh nhân, từ đó, sự hợp tác trong điều trị sẽ rất hiệu quả”, chị chia sẻ.

Nghề y nói chung, điều dưỡng nói riêng là nghề “làm dâu trăm họ”, phải đối mặt với rất nhiều tình huống khác nhau. Do đó, kỹ năng giao tiếp không chỉ là niềm nở, tận tình với bệnh nhân mà hơn hết là sự ứng xử linh hoạt trong từng tình huống cụ thể. Và chị Nguyệt đã làm được điều này. Cách đây chưa lâu, chị chăm sóc một bệnh nhân ở Kỳ Trinh nhập viện trong tình trạng mất điện giải, tay chân co quắp, trong khi người nhà đứng cạnh rất manh động. Trước sự việc đó, chị bình tĩnh kiểm tra huyết áp, cho truyền bù điện giải, vừa báo cáo bác sỹ trực lãnh đạo cho y lệnh để điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Khi bệnh nhân ổn định, chị mới gặp người nhà và thẳng thắn phê bình.

Chị Nguyệt tâm sự: “Nghề điều dưỡng ở đây nhiều vất vả vì bệnh nhân luôn quá tải. Bệnh viện Kỳ Anh có 150 giường nhưng bệnh nhân luôn từ 300 người trở lên. Mặt khác, thời gian gần đây, Kỳ Anh trở thành điểm “nóng” về tai nạn nên dường như tất cả nhân viên đều phải tập trung cao độ cho công việc. Vất vả, áp lực nhưng bù lại, niềm vui cũng tăng lên khi sức khỏe người bệnh dần hồi phục...”.

Đọc thêm

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.
Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?