Hành trình đưa tinh bột nghệ Vũ Quang ra “biển lớn”

(Baohatinh.vn) - Từ sự nỗ lực, cố gắng không ngừng, chị Nguyễn Thị Hải (SN 1978, ở tổ dân phố 5, thị trấn Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã xây dựng sản phẩm tinh bột nghệ đạt chuẩn OCOP 3 sao, mở ra thị trường tiêu thụ rộng lớn, nâng cao thu nhập.

Video: Quy trình sản xuất tinh bột nghệ Hải Lợi.

Nhận thấy xu thế sử dụng các sản phẩm thuần thiên nhiên trong việc chăm sóc sức khỏe ngày càng nhiều nên đầu năm 2018, bằng số vốn tích lũy được, chị Nguyễn Thị Hải quyết định bắt tay vào làm ăn lớn. Vợ chồng chị đã đầu tư hơn 500 triệu đồng mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng nhà xưởng và thành lập cơ sở sản xuất tinh bột nghệ Hải Lợi ở tổ dân phố 5 (thị trấn Vũ Quang).

Nói về cơ duyên đến với công việc này, chị Hải cho biết: “Nhận thấy nghệ tươi nếu chỉ sử dụng theo cách thức truyền thống như ăn tươi hoặc sử dụng bình thường thì sẽ không khai thác được hết giá trị của nó. Thế nên, tôi đã quyết tâm học hỏi, đầu tư vào chế biến sâu nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và giúp nâng cao giá trị của củ nghệ tươi”.

Hành trình đưa tinh bột nghệ Vũ Quang ra “biển lớn”

Trung bình mỗi năm, cơ sở của chị Hải thu mua khoảng từ 30 - 35 tấn nghệ tươi cho bà con trên địa bàn huyện và các vùng lân cận.

Sau khi cơ sở đi vào hoạt động ổn định, để sản phẩm có chỗ đứng và thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn, cuối năm 2020, chị Hải đã đăng ký tham gia tập huấn kiến thức, làm hồ sơ để xây dựng, phát triển thương hiệu tinh bột nghệ Hải Lợi trở thành sản phẩm OCOP. Đến đầu năm 2020, qua nhiều vòng thẩm định chất lượng, sản phẩm tinh bột nghệ của gia đình đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao.

Việc các sản phẩm tinh bột nghệ Hải Lợi đạt chuẩn OCOP đã giúp cơ sở của vợ chồng chị Hải tiếp cận được các thị trường lớn, ổn định đầu ra. Nếu như trước đây, sản phẩm chỉ bán ở trong tỉnh thì nay đã có mặt ở nhiều nơi như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ... Được biết, trung bình mỗi năm, cơ sở của chị Hải thu mua khoảng từ 30 - 35 tấn nghệ tươi cho bà con trên địa bàn huyện và các vùng lân cận.

Hành trình đưa tinh bột nghệ Vũ Quang ra “biển lớn”

Mỗi năm, cơ sở của chị Hải đạt doanh thu hơn 700 triệu đồng, sau khi trừ chi phí đem về nguồn thu hơn 300 triệu đồng.

Theo chị Hải, quy trình sản xuất tinh bột nghệ này không có gì đặc biệt nhưng đòi hỏi phải kiên trì, tỉ mẩn. Mỗi mẻ bột, người làm phải cẩn thận lựa chọn nguyên liệu, sơ chế thật kỹ và tiến hành chiết xuất đảm bảo đúng tỷ lệ, quy trình.

Nghệ tươi sau khi rửa sạch đất được cạo sạch vỏ rồi đưa vào máy xay ép, tách bã trong khoảng 10 phút rồi đưa vào hệ thống lọc để loại bỏ các tạp chất. Sau khi để bột nghệ lắng xuống trong khoảng 7 - 8 tiếng thì tiếp tục lọc thêm nhiều lần nữa để loại bỏ tạp chất, đặc biệt là loại bỏ dầu nghệ. Tiếp đó, các mẻ nghệ sẽ được đưa vào sấy lạnh trong khoảng thời gian 3 - 5 ngày (nhiệt độ 19 - 20 độ C) để tinh bột nghệ khô từ từ mà vẫn đảm bảo hương vị đặc trưng và chất dinh dưỡng vốn có.

Chị Hải cho biết: "Trung bình mỗi ngày, cơ sở sản xuất 25 kg tinh bột nghệ nguyên chất (từ 500 kg nghệ tươi). Mỗi năm, cơ sở sản xuất khoảng 1,6 tấn tinh bột nghệ với doanh thu đạt hơn 700 triệu đồng, sau khi trừ chi phí đem về nguồn thu hơn 300 triệu đồng. Ngoài nâng cao thu nhập cho gia đình, cơ sở của tôi còn tạo việc làm ổn định cho 4 lao động với mức thu nhập từ 6 triệu đồng/người/tháng".

Hành trình đưa tinh bột nghệ Vũ Quang ra “biển lớn”

Chị Hải tham gia phiên chợ OCOP trên sóng truyền hình Hà Tĩnh để mở rộng thị trường.

Không chỉ làm giàu với sản xuất tinh bột nghệ, từ hoạt động thu mua nghệ trên địa bàn, chị Hải còn góp phần đưa nghệ trở thành cây trồng hàng hóa cho bà con nông dân các xã: Thọ Điền, Hương Minh, thị trấn Vũ Quang...

Bà Nguyễn Thị Lĩnh (tổ dân phố 5, thị trấn Vũ Quang) chia sẻ: “Trước đây, cây nghệ thường mọc tự nhiên xen với các loại cây trồng khác trong vườn. Từ năm 2019, cây nghệ được cơ sở chế biến tinh bột nghệ Hải Lợi thu mua bền vững nên tôi chú trọng sản xuất theo hướng hàng hóa. Hiện nay, trong vườn của gia đình đã canh tác được hơn 1 ha nghệ, với giá thu mua từ 10.000 nghìn/kg, mỗi năm cây nghệ mang lại nguồn thu trên 25 triệu đồng”.

Hiện nay, cây nghệ được nhiều bà con trên địa bàn trồng xen canh giữa các vườn cây ăn quả để giữ cho đất tơi xốp và tăng thêm thu nhập. Đây cũng là một hướng đi bền vững nên hi vọng thời gian tới, cơ sở sản xuất tinh bột nghệ Hải Lợi có hướng liên kết bền vững để thúc đẩy bà con trên địa bàn cũng như các vùng lân cận nhân rộng diện tích, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thị trấn Vũ Quang

Chủ đề Nông dân khởi nghiệp

Chủ đề Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.