Hỗ trợ kinh phí để xây dựng Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật tại Vườn Quốc gia Vũ Quang

(Baohatinh.vn) - Với sự hỗ trợ của dự án “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học” (VFBC), Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang tiến hành đặt và thu dữ liệu các điểm bẫy ảnh giám sát đa dạng sinh học và thành lập 2 tổ tuần tra, tháo gỡ bẫy cộng đồng.

Chiều 17/4, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh có buổi làm việc với Vườn Quốc gia Vũ Quang về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ và Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách Nguyễn Thị Thúy Nga chủ trì buổi làm việc.

Hỗ trợ kinh phí để xây dựng Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật tại Vườn Quốc gia Vũ Quang

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ và Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách Nguyễn Thị Thúy Nga chủ trì buổi làm việc

Vườn Quốc gia Vũ Quang được giao quản lý, bảo vệ 57.029,84 ha rừng và đất lâm nghiệp phân bố trên địa bàn 3 huyện Vũ Quang, Hương Sơn và Hương Khê.

Từ đầu năm 2022 đến nay, đơn vị đã tổ chức tuần tra rừng tại gốc 1.342 lượt; việc tuần tra được hỗ trợ, giám sát bằng công cụ Smart và GPS. Hiện nay, với sự hỗ trợ của Dự án VFBC, đơn vị đang tiến hành đặt và thu thập dữ liệu các điểm bẫy ảnh giám sát đa dạng sinh học và thành lập 2 tổ tuần tra, tháo gỡ bẫy cộng đồng. Thông qua nguồn dữ liệu thu thập được từ các hoạt động này giúp tăng cường hiệu quả quản lý bảo vệ rừng và thực thi pháp luật.

Hỗ trợ kinh phí để xây dựng Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật tại Vườn Quốc gia Vũ Quang

Giám đốc Vườn quốc Vũ Quang Nguyễn Danh Kỳ báo cáo về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và kết quả triển khai thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp của đơn vị.

Từ đầu năm 2022 đến nay, Vườn Quốc gia Vũ Quang đã tiếp nhận và chăm sóc hơn 450 cá thể động vật hoang dã từ người dân và các tổ chức bàn giao nộp, trong đó có nhiều loài nguy cấp quý hiếm như tê tê, chà vá chân nâu, cu li bé, các loài khỉ, rùa… và tiến hành chăm sóc, cứu hộ, tái thả vào môi trường tự nhiên… Bên cạnh đó, đơn vị cũng thực hiện tốt chính sách phát triển lâm nghiệp, phát triển du lịch sinh thái.

Hỗ trợ kinh phí để xây dựng Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật tại Vườn Quốc gia Vũ Quang

Bí thư Huyện ủy Vũ Quang Nguyễn Thị Việt Hà đề nghị Vườn Quốc gia Vũ Quang thực hiện tốt chính sách phát triển lâm nghiệp theo các nghị quyết của HĐND tỉnh.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Vườn Quốc gia Vũ Quang đề nghị tỉnh sớm cho tuyển dụng đủ số biên chế còn thiếu theo chỉ tiêu được giao; xem xét quyết định cho cán bộ, viên chức kiểm lâm thuộc Vườn được hưởng các chế độ chính sách đặc thù để đảm bảo cuộc sống, yên tâm công tác; hỗ trợ kinh phí để xây dựng 2 trạm bảo vệ rừng hiện đã bị ngập nước và Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật tại Vườn Quốc gia Vũ Quang…

Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ và Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thúy Nga đề nghị Vườn Quốc gia Vũ Quang quan tâm khảo sát, rà soát, đo vẽ bản đồ địa chính, cắm mốc ranh giới, tích hợp cơ sở dữ liệu của rừng.

Hỗ trợ kinh phí để xây dựng Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật tại Vườn Quốc gia Vũ Quang

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ phát biểu kết luận.

Đồng thời, cần có cơ chế, chính sách để thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác tiềm năng, lợi thế rừng, đất lâm nghiệp, cũng như khai thác có hiệu quả lòng hồ Ngàn Trươi.

Bên cạnh đó, đơn vị cần quan tâm đến việc bảo vệ môi trường nguồn nước và an toàn cho hồ Ngàn Trươi; sớm có phương án giải quyết dứt điểm các khu rừng còn tranh chấp...

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...