Chỉ mất chưa đầy 1 tiếng chuẩn bị bạn đã có một chiếc bánh bông lan thơm phức để chiêu đãi cả nhà rồi!
Nguyên liệu:
- 4 quả trứng gà
- 120g kem phô mai
- 30g bơ lạt
- 100g đường
- 50g bột mì
- 10g bột bắp
- 1/4 thìa muối
- 1/2 tinh chất vanilla
- 80ml sữa tươi không đường ( hoặc kem sữa )
- Chanh - 10ml nước cốt tương ứng 1 thìa
Cách làm :
Bước 1: Cho bơ và kem phô mai vào nồi đun cho tan chảy ở lửa nhỏ,sau đó cho sữa tươi không đường vào và khuấy cho hỗn hợp mịn thì tắt bếp.
Bước 2: Tách riêng lòng đỏ và lòng trắng trứng vào 2 tô ( nếu trứng để tủ lạnh thì mang ra để nhiệt độ phòng khoảng 20 phút ).Tô lòng đỏ thì đổ hỗn hợp phô mai vừa đun vào dùng phới lồng trộn đều và cho 5ml nước cốt chanh vào,rây hỗn hợp bột và cho tinh chất vani vào tiếp tục trộn cho hỗn hợp hòa quyện thật mịn.
Bước 3: Với tô lòng trắng - Bật máy đánh trứng đánh 10 giây đầu khi lòng trắng nổi bọt khí lớn thì cho muối và 5ml nước cốt chanh còn lại vào bật máy đánh tốc độ nhẹ thêm 30 giây.
Tiếp đến cho 1/3 đường vào vẫn giữ tốc độ nhẹ,cứ 30 giây lại cho đường vào đến khi cho hết thì bật máy tốc độ cao đánh khi lòng trắng bông, nhấc cây đánh trứng lên chóp mềm oặt xuống là được, không cần đánh lòng trắng quá kĩ như sponge cake. Nếu đánh lòng trắng trứng có chóp cứng thì bánh sẽ không thành.
Bước 4: Cho 1/3 lòng trắng vào hỗn hợp lòng đỏ trộn nhẹ nhàng theo phương pháp Fold cắt - gập - xoay, tiếp tục cho 2/3 lòng đỏ trưng đến khi trộn hết.
Bước 5: Chuẩn bị khuôn bánh lót giấy nến,đổ hỗn hợp vào khuôn và đập nhẹ xuống mặt phẳng để bọt khí bên trong vỡ ra.
Bật nồi nướng ở nhiệt độ 160° trong khoảng 10 phút cho lò nóng trước và sau đó thực hiện phương pháp nướng cách thủy cho nước vào khay rồi đặt khuôn vào khay nướng bình thường trong 30 phút với nhiệt độ là 160°. Đối với lò nướng 2 lửa trên dưới thì nướng ở nhiệt độ 160° trong 25 phút.
Nướng xong không lấy ra ngay mà để trong lò khoảng 10 phút thì khi lấy ra bánh sẽ tránh bị xẹp, lấy bánh ra khỏi khuôn một cách nhẹ nhàng, rắc bột đường lên.
Thành quả: Bánh thơm nhẹ, hơi béo béo của phô mai nhưng không ngấy, không quá ngọt.
Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Cúm là bệnh truyền nhiễm thường xảy ra theo mùa, tiêm vắc - xin cúm là cách phòng ngừa hiệu quả nhất. Hiện nay còn có khá nhiều quan niệm sai lầm về vắc-xin cúm.
Thời tiết mưa nhiều là một trong những nỗi ám ảnh trong việc giặt giũ hàng ngày. Hãy cùng bỏ túi mẹo giặt và phơi quần áo vào mùa mưa để nhanh khô hơn nhé!
Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Theo Đông y, thịt dê có vị ngọt nhưng không ngấy, tính ôn nhưng không táo, có tác dụng trừ hàn, bổ khí huyết... Do đó, ăn thịt dê vào mùa đông không chỉ giúp bồi bổ cơ thể mà còn có tác dụng chống lại phong hàn.
Cảm cúm là căn bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải hằng năm, đặc biệt vào là mùa lạnh. Làm sạch nhà mùa cúm sẽ giảm được nguy cơ bị “ốm vặt”, hắt hơi, sổ mũi...
Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ hoạt động của phổi, cơ thể chúng ta được cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng hơn.
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?