(Baohatinh.vn) - Hơn 300 doanh nghiệp, đơn vị ở TP Hà Tĩnh, TX Hồng Lĩnh và huyện Nghi Xuân, Can Lộc được cập nhật Bộ Luật lao động sửa đổi năm 2019 và một số quy định mới về chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
Các doanh nghiệp, đơn vị tham gia tập huấn
Theo đó, từ đầu tháng 12/2020 đến nay, Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp với BHXH tỉnh tổ chức tập huấn cho hơn 300 doanh nghiệp, đơn vị các nội dung cơ bản về Luật Lao động năm 2019 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, bao gồm 17 chương với 220 điều.
Học viên cũng được nghe phổ biến một số quy định mới về chính sách bảo hiểm thất nghiệp (theo Nghị định 61/NĐ- CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp) của Chính phủ; Nghị định số 58/2020/NĐ-CP ngày 27/5/2020 hướng dẫn chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hỗ trợ chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Bà Võ Thị Linh Nhâm, Phó Trưởng phòng Lao động - Việc làm (Sở LĐ-TB&XH) truyền đạt nội dung Bộ Luật lao động sửa đổi năm 2019.
Tại tập huấn, đại diện các doanh nghiệp đã trao đổi, thảo luận về những vướng mắc, băn khoăn của doanh nghiệp trong quá trình giải quyết chế độ, quyền lợi của người lao động như: Mức đóng BHXH, BHTN cho người lao động; vấn đề vi phạm hợp đồng lao động; xử lý, kỷ luật lao động vi phạm; mức hỗ trợ chi trả huấn luyện an toàn vệ sinh lao động; chế độ tai nạn lao động; những quy định về cấp thẻ ATVSLĐ; khám sức khỏe định kỳ; điều chỉnh chức danh nghề trong sổ bảo hiểm; chi trả chế độ độc hại.
Bộ luật Lao động năm 2019 có nhiều điểm mới có lợi cho NLĐ như: doanh nghiệp ký hợp đồng xác định thời hạn nhiều lần với người cao tuổi; thêm trường hợp nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương, cấm ép NLĐ dùng lương để mua hàng hóa, dịch vụ của công ty; NLĐ có thể được thưởng không chỉ bằng tiền; khi trả lương, doanh nghiệp phải gửi bảng kê chi tiết cho NLĐ; đối thoại định kỳ tại nơi làm việc 1 năm/lần và nhiều chính sách khác đối với lao động nữ mang thai, nuôi con nhỏ...
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp có mốt số quy định mới: Các trường hợp chấm dứt HĐLĐ không được trợ cấp thất nghiệp; thời gian đóng BHTN để được hưởng trợ cấp thất nghiệp; thời gian nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp; NLĐ phải thông báo về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp; tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp; NLĐ được cấp thẻ BHYT trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp; mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp..
Phiên giao dịch việc làm tại huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) thu hút 250 đoàn viên thanh niên, người lao động tham gia tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng và cơ hội làm việc mới.
Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Hungary cùng lãnh đạo chính quyền quận 4, Thủ đô Budapest, Hungary và Sở LĐ-TB&XH đã có nhiều trao đổi về cơ hội, triển vọng hợp tác đưa người lao động Hà Tĩnh sang làm việc tại Hungary.
Phiên giao dịch việc làm năm 2024 tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) có 250 đoàn viên thanh niên, người lao động tham gia tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm cơ hội làm việc mới.
UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) thông báo tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục năm học 2024-2025 theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP và Nghị định số 140/2017/NĐ-CP.
Tham gia ngày hội việc làm cho thanh niên Hà Tĩnh năm 2024, các doanh nghiệp tuyển dụng gần 15.000 vị trí việc làm, trong đó có khoảng 12.000 vị trí lao động phổ thông.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Chi nhánh Hà Tĩnh II thông báo tuyển dụng lao động đợt 2 năm 2024 với các vị trí như sau:
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh (Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh) thông báo tuyển dụng lao động đợt 2 năm 2024.
Gần 500 công chức phụ trách công tác lao động, việc làm tại Hà Tĩnh được nâng cao năng lực quản lý nhà nước về các lĩnh vực ATVSLĐ, BHXH và Chương trình mục tiêu giảm nghèo.
Lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực và bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) gắn với tình hình thực tiễn ở cơ sở.
Thực hiện đầy đủ chế độ theo quy định, đảm bảo việc làm, thu nhập cho công nhân, các doanh nghiệp ở Hà Tĩnh đang nỗ lực để xứng đáng với danh hiệu “Doanh nghiệp vì người lao động”.
Kết thúc lớp đào tạo, các học viên sẽ được Trường Trung cấp Nghề Hà Tĩnh cấp chứng chỉ học nghề để tạo cơ hội tìm kiếm việc làm, thu nhập ổn định sau khi tái hòa nhập cộng đồng.
17 con bê sinh kế trao cho người dân xã Ngọc Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) thuộc Dự án phát triển cộng đồng, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh thông báo tuyển dụng giáo viên năm 2024 theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP và Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Những tháng cuối năm 2024, người lao động ở các doanh nghiệp may trên địa bàn Hà Tĩnh rất phấn khởi vì đơn hàng nhiều, việc làm, thu nhập và các chế độ khác được đảm bảo.
Nếu đề xuất của Bộ LĐ-TBXH được thông qua, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 nhiều hơn 2 ngày so với năm 2023 và năm 2024.
Thông qua lớp tập huấn, các học viên được bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, phục vụ khách hàng; hướng dẫn xây dựng mô hình du lịch cộng đồng ở trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Lớp học kỹ thuật chăn nuôi gà được tổ chức nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho những hộ gia đình nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Sơn Hồng (Hương Sơn, Hà Tĩnh).
200 mô hình sinh kế trị giá 700 triệu đồng đã được Công ty TNHH Nhiệt điện Vũng Áng II và Hội LHPN thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) trao tặng các hội viên hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Các lớp đào tạo nghề và hỗ trợ mô hình sinh kế giúp huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) nâng cao nguồn nhân lực có tay nghề, tạo sinh kế, việc làm và giảm nghèo bền vững.
Vượt qua lầm lỗi của tuổi trẻ, anh Nguyễn Kim Quang (SN 1993, thôn Tân Văn, xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã nỗ lực vươn lên, phát triển mô hình kinh tế mang lại hiệu quả.
Với chủ trương “trao cần câu, không trao con cá”, các lớp dạy nghề huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) triển khai đã giúp nhiều hộ dân khó khăn nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững.