(Baohatinh.vn) - Từ đầu năm đến nay, Hà Tĩnh đã tổ chức 65 buổi truyền thông trực tiếp về tác hại thuốc lá cho trên 3.250 người ở 13 huyện, thị xã, thành phố, qua đó góp phần nâng cao nhận thức cho người dân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Một buổi truyền thông về tác hại thuốc lá của Trung tâm Y tế huyện Lộc Hà.
Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo Phòng, chống tác hại thuốc lá tỉnh, thời gian qua, các địa phương đã tích cực tổ chức các đợt truyền thông trực tiếp về tác hại thuốc lá cho các đoàn viên, hội viên tại cơ sở.
Tại các buổi truyền thông, cán bộ ngành y tế đã cung cấp các thông tin về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người, môi trường, kinh tế; các bệnh thường mắc phải khi hút thuốc lá và hít phải khói thuốc thụ động; tình trạng sử dụng thuốc lá và hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá tại Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; các hình thức sử dụng thuốc lá hiện nay.
Tỉnh đoàn tổ chức tập huấn trang bị kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ đoàn trong công tác truyền thông, hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá
Ngoài ra, các học viên cũng được trao đổi về các nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá và lợi ích của việc xây dựng môi trường trường học không khói thuốc lá; quy định xử phạt vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá; các quy định về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học, cơ sở y tế, nơi công cộng… Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá; các kiến thức, kỹ năng cơ bản về truyền thông phòng chống tác hại thuốc lá để chuyển đổi hành vi.
Tuyên truyền về tác hại của thuốc lá được Trường THCS Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh) lồng ghép trong các môn học.
Tính đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức được 65 lớp truyền thông trực tiếp về phòng, chống tác hại thuốc lá cho trên 3.250 người là các cộng tác viên y tế, dân số, trưởng trạm y tế, thư ký chương trình phòng, chống tác hại thuốc lá; đoàn thanh niên xã, phường; hội viên Hội LHPN xã, phường, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi, học sinh…
Cần mẫn với vai trò tuyên truyền viên, tích cực đưa chính sách dân số đến gần người dân, song mức phụ cấp dành cho cộng tác viên dân số ở Hà Tĩnh vẫn chưa tương xứng.
Chính sách tinh giản biên chế không áp dụng cứng nhắc với viên chức ngành giáo dục, y tế, nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của các đơn vị cung cấp dịch vụ công thiết yếu.
Ngứa da, nổi mề đay, khó thở, viêm mũi kéo dài… thường bị nhiều người xem là do dị ứng thời tiết hoặc da nhạy cảm và tự điều trị bằng thuốc tự mua hoặc mẹo dân gian.
Ngành Y tế Hà Tĩnh cảnh báo, thời tiết nắng nóng sẽ có nguy cơ xảy ra một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đòi hỏi người dân không được chủ quan, lơ là.
Theo cập nhật từ Sở Y tế Hà Tĩnh, trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, có 106 bệnh nhân nhập viện do tai nạn giao thông, giảm 12,4% so với kỳ nghỉ lễ năm 2024.
Hàng loạt vụ làm giả dầu ăn, mì chính, sữa… bị phát hiện trong thời gian gần đây khiến người dân Hà Tĩnh khá lo lắng và nhanh chóng thay đổi cách lựa chọn thực phẩm.
Trong dịp lễ, tại các phòng bệnh, các y bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh vẫn miệt mài túc trực ngày đêm chăm sóc, giành giật sự sống cho người bệnh.
12 em bé đã chào đời tại BVĐK tỉnh Hà Tĩnh trong sự vui mừng của gia đình, các y, bác sĩ vào buổi sáng đặc biệt, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng niềm Nam, thống nhất đất nước.
Hiện nay, các cơ sở y tế ở Hà Tĩnh đã sẵn sàng về nhân lực, vật tư, thuốc để cấp cứu, điều trị và chăm sóc một cách chu đáo cho người bệnh trong dịp nghỉ lễ dài ngày 30/4 – 1/5.
Sở Y tế Hà Tĩnh yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh đảm bảo nhân lực, thuốc, vật tư y tế và tổ chức tốt việc trực, cấp cứu, khám chữa bệnh cho Nhân dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Không cần đi khám, không cần chẩn đoán, thậm chí không cần biết mình mắc bệnh gì - nhiều người ở Hà Tĩnh sẵn sàng tự khám bệnh rồi ra hiệu thuốc mua thuốc như một… bác sỹ thực thụ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng đề xuất Công ty Kensys Thái Lan hỗ trợ Hà Tĩnh trải nghiệm công nghệ khám bệnh bằng trí tuệ nhân tạo để đánh giá, nghiên cứu.
Theo các bác sĩ ở Hà Tĩnh, việc sử dụng chất cấm để ngâm giá đỗ không chỉ ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe cộng đồng.
Cục An toàn Thực phẩm đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả đang còn trên thị trường.
Quá trình thực hiện bệnh án điện tử, các cơ sở y tế ở Hà Tĩnh gặp không ít khó khăn. Trong đó, chi phí CNTT chưa được kết cấu vào giá dịch vụ khám chữa bệnh là rào cản lớn.
Bộ Y tế hướng dẫn người dân cách tra cứu số đăng ký và mẫu nhãn thuốc đã được cấp phép nhằm xác định rõ nguồn gốc thuốc. Thông tin được Báo Hà Tĩnh đăng tải giúp người dân nâng cao ý thức trong việc sử dụng thuốc an toàn và hợp pháp.
"Bộ Y tế yêu cầu rà soát dùng sữa trong bệnh viện. Sử dụng từ khi nào, cho ai, nếu có vấn đề về sức khỏe liên quan dùng sữa, cơ sở y tế phải có trách nhiệm trong việc tham mưu, tư vấn cho người bệnh".
Trong kháng chiến chống Mỹ, ngành Y tế Hà Tĩnh đã vượt lên gian khó, trở thành chỗ dựa vững chắc cho tiền tuyến và hậu phương, góp phần tích cực vào thắng lợi chung của quê hương, đất nước.
Ngành Y tế Hà Tĩnh cảnh báo, việc người dân tự ý mua thuốc không theo chỉ dẫn, kê đơn của bác sỹ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí tử vong.
Công tác dân số ở thành phố Hà Tĩnh được triển khai tích cực, đồng bộ, góp phần nâng cao chất lượng dân số và thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Bộ Y tế, chiều nay (13/4) cho biết, hiện nay bệnh sởi đã ghi nhận nhiều trường hợp là người trưởng thành, có diễn biến nặng và đã ghi nhận trường hợp tử vong.