Huyền thoại mẹ và rừng thông

(Baohatinh.vn) - Những ai sinh ra bên núi Nầm, sông Phố (Hương Sơn - Hà Tĩnh), khi xa quê rồi ai mà chẳng neo lại trong tâm trí hàng thông reo bốn mùa bên dãy núi Nầm trầm mặc.

Huyền thoại mẹ và rừng thông

Núi Nầm - sông Phố. Ảnh Internet

Rừng thông xanh kiên cường qua những ngày nắng nóng thiêu đốt. Rừng cháy, thân cây trơ trụi, khô khốc... Vậy mà kỳ lạ thay, loài cây ấy lại vẫn vạch đất khô mà hồi sinh.

Chiều nay, bên đồi thông reo nghi ngút, gió Lào thổi nhẹ hơn vì như đã mệt sau mấy ngày liên tục quạt lửa, ánh mắt mẹ miên man thương nhớ trong làn khói hương phảng phất ở Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Nầm. Nấm mộ khắc tên con mẹ và cả những nấm mộ mang tên đồng đội của con...

Dòng sông Phố chảy từ đại ngàn, đến bên rú Nầm thì quanh co uốn lượn. Nước sông ngày hạ chơi vơi trong nắng và gió Lào. Mẹ ngồi trầm mặc nhìn lên hàng thông reo vi vút. Thông sống thật trường tồn. Những thân cây vươn lên mạnh mẽ đón lấy những tia nắng trong xanh nhất của bầu trời cao rộng.

Huyền thoại mẹ và rừng thông

Nằm giữa rừng thông xanh là nghĩa trang liệt sỹ Nầm, nơi ấy có ấm mộ khắc tên con mẹ và cả những nấm mộ mang tên đồng đội của con...

Có ai một chiều ngồi bên cầu, lắng nghe vi vu tiếng thông rì rào đầy huyễn hoặc trong gió? Thông ca hát tự bao giờ? Tự khi mẹ gánh những gánh chè từ vùng Sơn Thủy, Sơn Mai kĩu kịt, vượt qua làn đạn xối ở cầu Nầm, xuôi tận chợ Choi, chợ Gôi đổi cho con cái bánh đa, bánh đúc? Thông hát ca tự bao giờ? Từ thời các con của mẹ bé nhỏ lon ton, mỗi khi nghe tiếng máy bay Mỹ lại hốt hoảng chui xuống hầm trú nấp? Thông hát ca từ ngày xửa, ngày xưa...

Ngày con trai, con gái của mẹ vừa tròn mười tám, mái tóc xanh bồng bềnh, đôi vai trần vạm vỡ, nối nghiệp cha lên đường. Mẹ ở lại với rừng thông quê hương, ở lại với đồi chè xanh mướt, ngóng trông và chờ đợi.

Mẹ yêu quê hương, đất nước mình, yêu những chiều trời còn bảng lảng nắng, môi mẹ cười rung rung trong gió lào cuối hạ, ngắm những đứa con thơ chơi chắt, chơi chuyền. Nước mát dòng sông và củ sắn, củ khoai nuôi con mẹ khôn lớn. Chuyện kể tự ngày xưa, mẹ Âu Cơ sinh trăm trứng, nuôi dạy trăm con để chia nhau cai quản giang sơn. Bà mẹ nghèo của Thánh Gióng cũng từ nong cà, nong gạo mà nuôi con trở thành chàng Phù Đổng. Huyền thoại nối tiếp huyền thoại, tự ngày xưa đến tận ngày nay. Những bà mẹ Việt Nam vĩ đại, những Bà mẹ Việt Nam anh hùng!

Huyền thoại mẹ và rừng thông

Các con không về, lòng mẹ quặn đau... Ảnh minh họa Internet

Rú Nầm có thổ nhưỡng khác những vùng đất khác. Thông nơi đây vì thế cũng có đặc trưng riêng. Thông ở rú Nầm chắt chiu dòng nước sông Ngàn Phố, chắt chiu chút mỡ màu từ sỏi đá, gom góp tằn tiện chút hơi ẩm trong gió và nắng miền Trung bỏng rát, rồi biến hóa thân hình sao cho lá thật nhỏ, thật nhọn. Cây cũng như người nơi đây, chẳng bao giờ dám hoang phí, suốt cả cuộc đời có mặt ở trần gian là suốt cả một đời chỉ biết chắt chiu, gom góp...

Mẹ cũng vậy. Mẹ cũng như thông. Để rồi những đứa con mang hình hài đẹp đẽ và tâm hồn đầy khát khao, đầy ý chí lên đường ra trận. Mái tóc con gái mẹ dài như dòng sông Phố, đôi tay con trai mẹ rắn rỏi như thân cây thông rừng. Cuộc đời mẹ gom góp, chắt chiu được gia tài ấy, mẹ dâng cho Tổ quốc của mẹ, cũng là Tổ quốc của con.

Con ngõ nhỏ nơi có hàng chè nghiêng nghiêng trong nắng ba lần chứng kiến mẹ tiễn chồng, tiễn con trai, con gái lên đường. Rồi cũng con ngõ cô liêu ấy ấp ôm bóng mẹ liêu xiêu ba lần nhận tin dữ. Các con không về, lòng mẹ quặn đau...

Huyền thoại mẹ và rừng thông

Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Nầm - nơi yên nghỉ của các anh hùng, liệt sỹ. Ảnh Internet

Trong đôi mắt đã mờ đục vì bao dòng nước mắt tưởng cạn khô, mẹ bùi ngùi nhớ lại hình ảnh những đứa con của mẹ... quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh! Trận Thành Cổ giữa mùa hè đỏ lửa, tám mốt ngày đêm lòng mẹ như lửa cháy... Dáng các anh trên đường băng Tân Sơn Nhất, đã hy sinh rồi mà nòng súng vẫn thẳng hướng quân thù! Có phải tên các anh đã hóa thành tên đất nước, hóa vào từng tấc đất, ngọn cây, hóa vào hàng thông reo rì rào trên rú Nầm chiều nay...

Chiều nay, rú Nầm vẫn rì rào thông reo. Những cây thông đã tái sinh từ trận cháy dữ dội mùa hè năm ngoái. Loài thông trên rú Nầm sống lại kỳ diệu, từ lớp mùn của những thân cây khô héo trơ trụi, mầm non như được tiếp thêm sức sống mãnh liệt, vươn mình trong gió và bỏng cháy nắng miền Trung. Đời cây cũng thật kỳ lạ, những thân cây ngã xuống, những chiếc lá lìa cành, lại là nguồn sống cho những mầm non khác nhú lên, sinh sôi, nảy nở.

Con của mẹ có thể cũng như chiếc lá, như loài cây. Con ngã xuống để đất nước mình được sống, để nắng lại xanh, khói lam chiều lại dìu dặt trên từng mái nhà, đàn em thơ lại ngụp lặn dưới dòng sông Phố hiền hòa, mênh mang. Và cả những hàng thông reo rì rào, dịu êm...

Chủ đề NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SỸ

Đọc thêm

Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Trong kháng chiến chống Mỹ, Hà Tĩnh là điểm trọng yếu trên tuyến chi viện miền Nam, hứng chịu hàng vạn tấn bom đạn. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, những con đường huyền thoại năm xưa vẫn tràn đầy sức sống, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh nhà.
Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những tọa độ lửa như núi Nài, Ngã ba Đồng Lộc, Làng K130… của Hà Tĩnh đã cùng quân dân cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 1975.
 Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Với lịch sử 1020 năm phát triển, các thế hệ người dân Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã chinh phục thiên nhiên, chung lưng đấu cật, gắn bó đoàn kết, xây dựng mảnh đất này ngày càng phát triển, trở thành vùng quê giàu bản sắc văn hóa, có nhiều người đỗ đạt khoa bảng.
Người miệt mài tìm “cái đẹp” của văn chương

Người miệt mài tìm “cái đẹp” của văn chương

Với nhiều tâm huyết, nhà nghiên cứu Hà Quảng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam duy nhất ở Hà Tĩnh đạt nhiều giải thưởng lớn cấp tỉnh và cấp Trung ương về lĩnh vực lý luận, phê bình văn học.
Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Đại tá Tư Chu - Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động quân khu Sài Gòn - Gia Định là một người con của quê hương Hà Tĩnh. Ông là người kiến tạo các cách đánh “xuất quỷ nhập thần”, là cái tên đứng đằng sau nhiều chiến công huyền thoại của biệt động Sài Gòn.
Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, Trung úy Phạm Minh Hiếu - Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Hà Tĩnh đã biến rác hữu cơ thành tài nguyên, giải quyết bài toán khó về xử ý ô nhiễm môi trường
Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.