Khai báo y tế khi về Hà Tĩnh từ các vùng có dịch - nhiệm vụ cấp bách ngăn dịch xâm nhập

(Baohatinh.vn) - Người lao động, sinh viên ở các tỉnh, thành có dịch đang về Hà Tĩnh ăn tết ngày càng đông. Nếu họ không tự giác khai báo y tế, địa phương không nắm được số lượng này để có giải pháp phù hợp thì nguy cơ dịch bùng phát trong cộng đồng rất lớn.

Khai báo y tế khi về Hà Tĩnh từ các vùng có dịch - nhiệm vụ cấp bách ngăn dịch xâm nhập

Cán bộ Trung tâm Y tế Vũ Quang giám sát, điều tra dịch tễ và hướng dẫn cam kết cách ly theo dõi sức khỏe tại nhà đối với người đi từ tỉnh có dịch về trên địa bàn huyện.

Tính đến 6h ngày 2/2, Việt Nam có tổng cộng 964 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 271 ca.

Ngoài 2 ổ dịch lớn ở Hải Dương, Quảng Ninh, thì dịch còn xuất hiện ở các địa phương khác như: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hòa Bình, TP Hồ Chí Minh, Gia Lai, Bình Dương, Bắc Giang.

Đối với Hà Tĩnh, hiện nay chưa có ca bệnh mới, tuy nhiên, theo nhận định, nguy cơ dịch bùng phát rất lớn khi người lao động, sinh viên làm việc, học tập từ các tỉnh, thành có dịch đã và sẽ về trên địa bàn trong những ngày cận tết Nguyên đán rất đông.

Lúc này, việc kiểm soát, ngăn chặn nguồn dịch từ những trường hợp này là nhiệm vụ cấp bách được đặt ra cho cả hệ thống chính trị. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu, để ngăn chặn nguồn dịch xâm nhập, với mục tiêu không để ca bệnh xuất hiện trên địa bàn thì các địa phương, đơn vị cần nhanh chóng tổ chức rà soát, lập danh sách cụ thể tất cả các trường hợp đi từ Hải Dương, Quảng Ninh và các địa phương có ca bệnh dương tính về địa phương trong vòng 14 ngày; điều tra kỹ yếu tố dịch tễ và dấu hiệu lâm sàng như sốt, ho, khó thở... để có các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.

Khai báo y tế khi về Hà Tĩnh từ các vùng có dịch - nhiệm vụ cấp bách ngăn dịch xâm nhập

Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra thực tế công tác cách ly tại nhà của một trường hợp đi từ vùng dịch trở về trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên.

Sau khi có chỉ đạo của UBND tỉnh, đến nay, các địa phương đã, đang tiến hành rà soát người từ vùng dịch về để tiến hành thực hiện khai báo y tế và thực hiện giải pháp phòng, chống dịch.

Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Chí Thanh - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: Qua thống kê, đến chiều tối ngày 1/2, toàn tỉnh có 8.900 người đi từ các vùng dịch về đã được khai báo y tế, điều tra dịch tễ và tiến hành các biện pháp cách ly phù hợp.

Việc tuân thủ các quy định khi cách ly là yếu tố hết sức quan trọng để phòng lây nhiễm bệnh. Chính vì vậy, mọi người dân cần nêu cao ý thức trách nhiệm, thực hiện nghiêm các quy định cách ly để góp phần cùng cả nước phòng, chống Covid-19".

Khai báo y tế khi về Hà Tĩnh từ các vùng có dịch - nhiệm vụ cấp bách ngăn dịch xâm nhập

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và huyện Cẩm Xuyên kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại xã Nam Phúc Thăng.

Cũng theo bác sỹ Thanh, từ nay đến tết Nguyên đán, lượng người, nhất là lao động và sinh viên từ vùng dịch về rất lớn nên cùng với sự vào cuộc của các lực lượng chức năng thì quan trọng nhất là tinh thần tự giác, trách nhiệm của mỗi công nhân trong việc chấp hành khai báo y tế để cùng chung sức với tỉnh nhà ngăn chặn dịch xâm nhập.

Theo quy định, các trường hợp là F1 của các ca bệnh, các trường hợp từng đi qua khu vực mà Bộ Y tế khuyến cáo thì sẽ tiến hành cách ly tập trung.

Còn các trường hợp khác đi từ các tỉnh có dịch trở về sẽ được điều tra dịch tễ kỹ lưỡng, nếu có triệu chứng như sốt, ho, khó thở sẽ được cách ly y tế kịp thời; nếu không có các biểu hiện nghi ngờ thì thực hiện khai báo y tế và tự theo dõi sức khỏe tại nơi cư trú theo quy định.

Khai báo y tế khi về Hà Tĩnh từ các vùng có dịch - nhiệm vụ cấp bách ngăn dịch xâm nhập

Đoàn viên thanh niên huyện Thạch Hà hỗ trợ rà soát người trở về từ vùng dịch và dán thông báo cảnh báo.

Bác sỹ Thanh cũng mong muốn mỗi người dân, từng gia đình, tổ dân phố, khu dân cư chủ động phát hiện, khai báo về các trường hợp nhập cảnh trái phép và các trường hợp đi từ vùng dịch về; vận động người thân đang ở vùng dịch hạn chế về quê trong dịp tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).
11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.
Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.