Khát vọng vùng đất Cần Vương

(Baohatinh.vn) - 22 năm - chặng đường chưa phải là dài kể từ ngày huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) được gọi tên trên bản đồ, nhưng từ đó đến nay, vùng đất này với sự hội tụ đầy đủ các yếu tố địa lý, tự nhiên, con người, văn hóa đã làm nên nét riêng biệt, khẳng định mình trong tiến trình xây dựng và phát triển.

Khát vọng vùng đất Cần Vương

Một góc thị trấn Vũ Quang hôm nay.

Vũ Quang trước đây thuộc một phần của dãy Trường Sơn Bắc, nơi núi rừng điệp trùng, dày đặc sông suối đã tạo nên những cánh rừng xanh tốt bốn mùa. Thấy được nhiều lợi thế đặc biệt của vùng đất này và để làm đổi thay cho vùng căn cứ địa, chiến khu xưa; nhất là phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN cho các xã “vùng lõm”, khó khăn ở phía Tây của Hà Tĩnh; ngày 4/8/2000, Chính phủ đã ban hình Nghị định số 27 về việc thành lập huyện Vũ Quang.

Hơn 2 thập kỷ hình thành, từ vùng đất khó khăn không kể xiết, con người nơi đây với ý chí kiên cường đã sát cánh bên nhau cùng “khai hoang phục hóa” trên bạt ngàn đồi núi để hình thành nên miền quê trù phú, đáng sống hôm nay.

Khát vọng vùng đất Cần Vương

Nhà máy sản xuất gỗ MDF, HDF Thanh Thành Đạt - điểm sáng trong phát triển công nghiệp ở Vũ Quang.

Với quan điểm, muốn phát triển KT-XH, giao thông phải đi trước một bước nên người dân Vũ Quang đã đồng loạt phá bỏ cây cối, mở rộng hành lang các tuyến đường theo tiêu chí đường liên thôn 6m, đường liên xã 8m… “Dễ vạn lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” trở nên đúng đắn hơn bao giờ hết với người dân Vũ Quang lúc bấy giờ.

Bằng sức lực của mình, bà con nơi đây đã san bằng, hạ thấp nhiều đồi dốc, làm mới và mở rộng các tuyến đường giao thông, tạo nên những cung đường ngang, đường dọc thuận lợi cho đi lại và phát triển kinh tế, tiêu biểu như tuyến đường Đức Hương - Đức Bồng, Ân Phú - Cửa Rào, Đức Lĩnh - Hương Đại, Hương Minh, Hương Thọ, Hương Thọ - Cửa Rào…

Đến nay, toàn huyện đã nâng cấp, làm mới trên 411 km đường giao thông, các công trình văn hóa, trường học, hệ thống thủy lợi... không ngừng được đầu tư, nâng cấp.

Khát vọng vùng đất Cần Vương

Bà Lê Thị Thanh Hải (SN 1955, trú thôn Đồng Minh, xã Hương Minh) luôn tự hào khi nhìn lại hành trình phát triển của huyện nhà.

Bà Lê Thị Thanh Hải (SN 1955, trú thôn Đồng Minh, xã Hương Minh) chia sẻ: “Vượt lên khó khăn, gian khổ, bà con Vũ Quang đã cùng các thế hệ lãnh đạo xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Chúng tôi rất tự hào, hãnh diện về vùng đất với vẻ đẹp nguyên sơ, kỳ vĩ khi có hồ Ngàn Trươi - Cẩm Trang; là nơi Đình nguyên Tiến sỹ Phan Đình Phùng dựng cờ khởi nghĩa; nơi có Vườn di sản ASEAN, đặc biệt là vùng đất với những con người ân tình, luôn khát vọng về một miền quê đổi mới, không ngừng vươn mình đến sự sung túc, đủ đầy”.

Khát vọng vùng đất Cần Vương

Vũ Quang phát triển mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ.

Đất lành! Những vùng quê bốn mùa ngọt ngào hoa trái. Vũ Quang hôm nay đã có nhiều trang trại sản xuất, chăn nuôi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Nếu như năm 2000, toàn huyện chỉ có 200 ha cây ăn quả thì đến nay, huyện đã phát triển được trên 3.700 ha cây ăn quả, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác đạt 108 triệu đồng/ha. Các mô hình kinh tế được tập trung chỉ đạo, xây dựng và hướng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, tạo ra những sản phẩm OCOP chất lượng.

Vũ Quang cũng là địa phương đầu tiên trên địa bàn tỉnh tiến hành ký kết triển khai sản xuất hữu cơ với Công ty cổ phần Tập đoàn Quế Lâm trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, tạo nên luồng gió mới trong sản xuất nông nghiệp của huyện nhà.

Khát vọng vùng đất Cần Vương

Bằng tình yêu lao động, bà con Vũ Quang đã cùng nhau xây dựng được nhiều mô hình kinh tế hiệu quả.

Khi người dân bám đất, bám rừng với tâm niệm “không cho đất nghỉ, không ngừng tay ta” cũng là lúc đất đã không phụ công người, cây cối đã đơm hoa kết trái, vườn bốn mùa tỏa bóng mát, nhiều mô hình kinh tế từng bước được hình thành đưa lại sự đổi thay, ấm no từng ngày cho Nhân dân.

“Vượt qua giông tố rạng ngời sắc xuân”, người dân Vũ Quang tin vào điều đó nên đã cùng nhau nỗ lực, xây nên những khát vọng đổi mới, nhất là khi trời đất đang bừng sắc xuân. Đó cũng là nền móng vững chắc để mảnh đất Cần Vương tiếp tục chinh phục những mục tiêu mới mang tính đột phá trong chiến lược phát triển KT-XH với tầm nhìn xa hơn trong tương lai.

Khát vọng vùng đất Cần Vương

Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang Bùi Khắc Bằng chia sẻ những đổi thay của huyện nhà.

Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang Bùi Khắc Bằng cho biết: "Trong quá trình dựng xây và phát triển, bài học lớn nhất được huyện rút ra chính là phải có định hướng đúng đắn, phù hợp, cộng với nhiệm vụ, giải pháp triển khai phải đúng trọng tâm, trọng điểm theo từng giai đoạn, nhất là phải có chiến lược riêng trong việc khai thác từng tiềm năng, lợi thế sẵn có.

Ngoài ra, huyện luôn thực hiện tốt quy chế dân chủ và luôn lấy dân làm gốc trong mọi chủ trương, định hướng phát triển. Đặc biệt là khơi dậy được trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và khát vọng đổi mới, sự đoàn kết, đồng lòng, hợp sức của người dân… để làm nên một Vũ Quang tươi mới, căng đầy sức sống".

Khát vọng vùng đất Cần Vương

Vũ Quang đang “thay da đổi thịt” từng ngày.

Mạch nguồn lịch sử, khí chất vùng đất Cần Vương cùng với thành quả gần 22 năm đổi mới chính là điểm tựa, niềm tin để Đảng bộ và Nhân dân Vũ Quang viết tiếp trang sử mới. Tin tưởng rằng, với sự đoàn kết, thống nhất, đồng thuận cao trong toàn Đảng bộ và Nhân dân, Vũ Quang sẽ có bước phát triển bứt phá để những thanh âm vui tươi về cuộc sống ấm no, hạnh phúc ngày càng cất cao, vang xa, ngày càng được nhiều bạn bè trong nước và thế giới biết đến.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.